Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 112 - 143)

Việc thực hiện đồng bộ các chính sách tạo động lực làm việc của trung ương, việc ban hành các chính sách tạo động lực làm việc của Viện VSDT Tây Nguyên phần nào đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc tạo động lực làm việc cho viên chức của đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá tình hình hiện nay thì việc thực hiện các chính sách tạo động lực làm việc của viên chức Viện VSDT Tây Nguyên vẫn còn tồn tại những hạn chế và vướng mắc. Xuất phát từ tình hình đó, bản thân có một số kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại trong các chính sách tạo động lực làm việc cho viên chức Viện VSDT Tây Nguyên như sau.

3.3.1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất,Nhà nước cần phải thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương viên chức, dứt khoát đặt vấn đề tiền lương là giá cả của sức lao động, coi vấn đề lương công chức, viên chức là chìa khóa cho mọi cải cách, trả lương đúng mức cho viên chức cũng chính là đầu tư cho phát triển. Phải cơ

cấu lại các khoản chi của ngân sách nhà nước, không thể vì lý do ngân sách nhà nước hạn hẹp mà xem nhẹ việc trả lương cho viên chức một cách đúng đắn, trong khi ngân sách vẫn đầu tư vào những công trình kém hiệu quả và vẫn rơi vào túi của rất nhiều cán bộ tham nhũng, lãng phí. Do vậy cần có sự điều chỉnh phù hợp mức lương của viên chức nói riêng và người lao động nói chung để đảm bảo mức sống cho họ và gia đình để họ yên tâm cống hiến sức lực, tận tụy vì mục tiêu chung của tổ chức. Trong khi tăng lương cần phải chú ý tới mức tăng của giá cả sinh hoạt để tính toán hợp lý và đảm bảo mức tăng có tác dụng nhất định trong việc cải thiện đời sống của viên chức.

Thứ hai, Bên cạnh việc điều chỉnh mức lương phù hợp thì nhà nước nên chi trả thêm phần phụ cấp cho viên chức khối phòng ban tại các đơn vị sự nghiệp công. Đây là điều hết sức cần thiết nhằm tăng thu nhập cho viên chức, tạo sự công bằng trong việc hưởng lương giữa các viên chức trong cùng một cơ quan, từ đó đảm bảo mức sống tối thiểu của họ và gia đình, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác.

Cuối cùng, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ viên chức phải bảo đảm ngoài những kiến thức về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, cần trang bị cho viên chức những tri thức cần thiết về văn hoá - xã hội, đảm bảo viên chức được phát triển toàn diện, kiên quyết khắc phục tình trạng học chỉ vì bằng cấp, để đủ tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm, một biểu hiện của căn bệnh thành tích.

3.3.2. Đối với Viện VSDT Tây Nguyên.

Để tạo được động lực làm việc cho viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cần chú ý tới những vấn đề sau:

Thứ nhất, Đểcó thể nâng cao tiền lương và các mức phụ cấp là một việc làm khó và không thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Nó là một vấn đề mang tầm Quốc gia mà các nhà quản lý, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đang

trăn trở và cố gắng rất nhiều để cải thiện tiền lương đối với viên chức. Do vậy các đơn vị sự nghiệp trước mắt cần tự mình cải thiện phần nào thu nhập đối với viên chức là việc có thể thực hiện bởi các đơn vị sự nghiệp cũng là các đơn vị có thu, tự đảm bảo một phần ngân sách cho hoạt động. Chính vì thế, cần phải tinh gọn đội ngũ viên chức của Viện để biên chế viên chức trong Viện thật gọn nhẹ, bố trí viên chức vừa đủ, vị trí nào có thể kiêm nhiệm thì phân công kiêm nhiệm; hạn chế tối đa việc nhận hợp đồng vụ việc tránh dư thừa nhân lực, đồng thời làm giảm quỹ lương. Bên cạnh đó căn cứ nguồn thu của đơn vị để chi trả thêm phần phụ cấp cho viên chức khối phòng ban tạo sự công bằng trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan để họ có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác.

Thứ hai, Bên cạnh việc hỗ trợvềcông việc, thời gian cho viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ, Viện cần có thêm những chính sách về khen thưởng viên chức đạt thành tích cao trong học tập và đặc biệt là hỗ trợ về tài chính cho viên chức bởi với mức lương eo hẹp như hiện nay nhiều viên chức không thể thực hiện được mong muốn học tập của mình do tiền lương chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình thì không thể chi phí cho việc học tập.

Thứ ba, Cần đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức theo hướng công khai, công bằng, hiệu quả, đặt lợi ích tập thể lên trên hết, tuyển chọn đúng người, đúng việc, đúng quy định, loại bỏ ngay việc tuyển dụng và bổ nhiệm dựa trên quan hệ và tài chính như hiện nay.

Thứ tư, chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho viên chức: đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động tập thể như các buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm trong công việc; tăng cường tổ chức những buổi gặp mặt giao lưu để viên chức trình bày những tâm tư nguyện vọng đối với lãnh đạo, đồng thời gia tăng tình cảm thân thiết giữa các viên chức

trong cùng cơ quan với nhau.

Thứ năm, cải thiện môi trường làm việc thuận lợi cho viên chức

Một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức đó chính là môi trường làm việc trong Viện.

Điều kiện, môi trường làm việc có tác dụng đảm bảo cho quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao được diễn ra bình thường, trôi chảy và hiệu quả. Trong thời gian tới, để duy trì và nâng cao động lực làm việc cho viên chức, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp tạo điều kiện, môi trường làm việc cho viên chức như sau:

Xây dựng văn hóa công sở là điều cần được quan tâm trước hết, bởi lẽ: Văn hóa công sở đã và đang góp phần không nhỏ đến việc tạo nên “sự hài lòng”, “niềm tin”và “sự trông đợi”của viên chức trong Viện. Văn hóa trong Viện đó là cái hay, cái đẹp, tính tổ chức, kỷ luật cao, mối quan hệ và các hành vi ứng xử, các quy tắc, quy định về công sở. Do vậy, Viện VSDT Tây Nguyên cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:

Xây dựng quy chế văn hóa công sở phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực mình đang hoạt động, tạo được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức, qua đó các thành viên hòa mình vào tập thể, tạo dựng được bầu không khí chân thành, cởi mở, thân thiện... từ đó nảy sinh nhiều cảm xúc tích cực trong công việc đem lại sự thành công cho bản thân viên chức và Viện.

Quản lý và giải quyết tốt các mâu thuẫn ở nơi làm việc.

Tạo thói quen cho các thành viên trong tổ chức biết nói lời xin lỗi và cảm ơn hoặc khen ngợi một cách thành thật cho một công việc hay thành tích của đồng nghiệp khi họ làm tốt cũng là cách tạo nên sự thoải mái trong quá trình làm việc.

thiết bị kỹ thuật cần thiết, đáp ứng được các yêu cầu của công tác nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nghiên cứu khoa học… .Cụ thể: Phải có phòng làm việc cho viên chức là nghiên cứu viên, chuyên viên phòng làm việc phải đủ rộng, có đầy đủ các thiết bị máy móc hỗ trợ công việc cần thiết như máy tính, điện thoại, điều hòa, các máy xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn.

Vì là đơn vị sự nghiệp có thu nên Viện cần tăng tính chủ động trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc phù hợp với nhu cầu công tác của từng đơn vị, đảm bảo sự đầu tư sát với thực tiễn, không đầu tư giàn trải thiếu tập trung dẫn đến không hiệu quả.

Tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng tập huấn về văn hóa công sở, trang bị kỹ năng giao tiếp nhằm hình thành nên giá trị văn hóa văn minh cốt lõi phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện trong giai đoạn phát triển mới.

3.3.3. Đối với người lãnh đạo

Người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, thân thiện trong cơ quan. Chính vì vậy, người lãnh đạo cần phải có phong cách lãnh đạo phù hợp, không được quá dân chủ nhưng cũng không được quá độc đoán. Lãnh đạo phải thể hiện được cái uy, quyền của mình, phải có ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức đối với công việc, xem công việc chung của tập thể như công việc của cá nhân mình, nhưng không vì thế mà đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, lấy thành tích của tập thể để vun vén, đánh bóng cho tên tuổi cá nhân của mình hay chi tiêu một cách phung phí theo kiểu “ của người phúc ta”.

Đặc biệt là người lãnh đạo cần tạo được hai yếu tố luôn luôn đồng hành đó là hoàn thiện “ cái tâm” và “ cái tầm” của mình. Biết điều hòa mọi mối quan hệ trong cơ quan, loại bỏ nghiêm khắc những hành vi sai trái làm mất đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức, giữ mối quan hệ thân thiết, gần gũi đối với công chức cấp dưới, qua đó mọi người có thể thổ lộ những tâm tư,

nguyện vọng của mình để cùng nhau chia sẻ những khó khăn, trở ngại trong công việc cũng như trong cuộc sống đời thường để viên chức cảm thấy cơ quan giống như ngôi nhà thứ hai của mình để họ hết lòng vì công việc và một lòng gắn bó với tổ chức.

3.3.4. Đối với viên chức

Việc tạo động lực làm việc cho viên chức không chỉ được tạo nên từ các chính sách của nhà nước cũng như cũng các đơn vị sự nghiệp mà còn được tạo nên từ chính bản thân mỗi viên chức. Để làm được điều đó mỗi viên chức cần:

- Chủ động trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nhằm hình thành và phát triển năng lực công tác. - Cần nỗ lực hết mình trong thực hiện nhiệm vụ, không ngại khó, không ngại khổ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cần có ý thức cầu tiến, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, tiếp thu những kiến thức, phương pháp

mới nhằm hoàn thiện kỹ năng thực hiện công việc, đam mê công tác nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống để đồng nghiệp cũng giống như người thân. Đề làm được điều đó

cần có sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau với nhau công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày,đoàn kết, thống nhất trong nhận thức và hành động; thẳng thắn trao đổi và động viên nhau vượt qua những khó khăn trong quá trình hoạt động, tránh tình trạng bè phái, trù dập, ghen ghét, soi mói lẫn nhau và làm những việc gây ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp.

- Có ý thức đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong cơ quan. Đặc biệt lên án mạnh mẽ những hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí tài sản của nhà nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG3

Hoàn thiện các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức Viện VSDT Tây Nguyên là sự tổng hợp các biện pháp , chính sách có liên quan đến mục tiêu phát triển của Viện: Hoàn thiện công tác trả lương và phụ cấp, các biện pháp khuyến khích các nhân, xây dựng cơ sở xét thưởng, tăng tần suất thưởng, đa dạng các hình thức thưởng và khiển trách, tăng các khoản phúc lợi và dịch vụ, tạo cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, sử dụng và bố trí nhân lực cho phù hợp với năng lực sở thích và nguyện vọng của cán bộ, viên chức tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình.

Mỗi một giải pháp đưa ra ở trên đều thiết yếu và có tác dụng trong duy trì và thúc đẩy động lực và bản thân các giải pháp này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.

KẾT LUẬN

- Ưu điểm

- Thu nhập của người lao động tại Viện: Hình thức trả lương quy định cụ thể trong quy chế lương của Nhà nước, theo đó mức lương cán bộ, viên chức nhận được bao gồm lương cấp bậc (theo thâm niên và kết quả công việc), lương chính sách (theo quy định), lương hiệu quả và cùng với những khoản giảm trừ theo quy định của Nhà nước. Mức thu nhập của người lao động rất ổn định.

- Các chính sách thưởng đáp ứng được nhu cầu và tạo động lực cho cán bộ, viên chức trong Viện. Viện cần phát huy hơn nữa vai trò trong các hoạt

động chuyên môn, nghiên cứu cũng như hoạt động sự nghiệp của viên chức để đại được kết qủa, hiệu quả cao nhất. Các phúc lợi và dịch vụ cũng là những lĩnh vực được Viện chú ý.

- Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã tạo được môi trường làm việc thoải mái, điều kiện làm việc tốt, nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ trong Viện, quan tâm đến đời sống vật chất của họ, giúp họ yên tâm và ổn

định, vì thế cán bộ viên chức toàn Viện đã tận tụy trong công việc, say mê với công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu khoa học.

- Viện đã tìm ra được nhũng chủ trương, phương hướng công tác trước mắt và lâu dài đúng đắn, có bộ máy tổ chức hợp lý, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, mang lại hiệu quả cao và có mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn,

- Viện đã xây dựng và thiết kế dân chủ thông qua việc thực hiện các nội dung quản lý bằng nội quy, quy chế. Các nội quy, quy chế này vừa là công cụ giám sát hoạt động của các phòng ban, các cá nhân theo chức danh công tác, đồng thời nó cũng là tấm gương phản chiếu hiệu quả công tác của từng cá

nhân, từng đơn vị; nhờ đó mọi hoạt động của Viện đi vào nề nếp, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa, phòng chức năng với các trung tâm.

- Những khó khăn,hạn chế

- Mức lương và thu nhập tuy đã đáp ứng được yêu cầu chi tiêu của người lao động nhưng chưa thực sự tạo động lực cho người lao động. Mức lương thực sự chưa hấp dẫn và chưa mang được tính cạnh tranh.

- Viện cần có những điều chỉnh thích hợp để tác động vào chính sách tiền lương nhằm hoàn thiện và tạo động lực cho cán bộ công nhân viên trong Viện (ngoài lương cần tạo thêm các nguồn phúc lợi khác nhằm đáp ứng tốt hơn cho người lao động).

- Tiền thưởng: Viện mới chỉ chú trọng việc thưởng bằng tiền cho cán bộ công nhân viên trong Viện. Viện có thể thưởng bằng các hình thức khác như bằng hiện vật, các khóa học, điều kiện khác liên quan đến bản thân nhân viên và gia đình của họ…

- Phúc lợi và dịch vụ: Việc sử dụng quỹ phúc lợi cần đa dạng và mang lại hiệu quả hơn nữa.

- Trang thiết bị có kinh phí khá cao đòi hỏi chi phí bỏ ra khá lớn. Hiện nay, một số máy móc thiết bị đã cũ cần được kiểm định định kỳ nhưng chưa được đáp ứng do nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp. Bên cạnh đó, một số máy móc thiết bị kỹ thuật cao được trang bị nhưng lại sử dụng chưa hiệu quả. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả làm việc của cán bộ, viên chức trong Viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 112 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)