Đánh giá hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức Viện vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 65 - 97)

Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên hiện nay

Để đảm bảo tính chính xác cho kết quả điều tra về công tác tạo động lực cho người lao động tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thời gian vừa qua. Tác giả lựa chọn mẫu điều tra là viên chức trong Viện và tiến hành phát bảng câu hỏi và thu thập kết quả, sau khi thu lại, kết quả có 140 phiếu hợp lệ. Đạt 97.22%

2.2.1. Sử dụng công cụ vật chất

2.2.1.1. Tiền lương

Làm thế nào để viên chức y tế sống được bằng đồng lương là mối trăn trở không của riêng ngành y tế, mà là mối quan tâm chung của các ban ngành Trung ương, các địa phương và toàn xã hội. Trên nhiều diễn đàn, vấn đề lương y, bác sĩ luôn được đề cập. Mong muốn thì nhiều, nhưng thực hiện còn phải có lộ trình và phụ thuộc vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Trong những năm qua, các chế độ về lương, đãi ngộ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp vùng miền đối với viên chức luôn được bổ sung và thực hiện đầy đủ nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cho họ yên tâm, gắn bó với nghề và dành tâm huyết cho sự nghiệp y tế.

Nằm trong lộ trình cải cách chế độ tiền lương và chế độ công vụ của Chính phủ, ngày 19/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Đội ngũ ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp ngành theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ đang trực tiếp làm trong ngành y như sau:

Mức phụ cấp 70% áp áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

- Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

- Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

- Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

- Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm; - Kiểm dịch y tế biên giới.

Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các

cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

- Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.Ngoài ra, nhà giáo còn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên theo nghị định số 54/2011/NĐ-CP

Mặc dù vậy, theo kết quả điều tra của công đoàn viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của viên chức khá thấp. Với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát, những cải cách tăng lương của nhà nước vẫn chỉ như muối bỏ bể, nếu chỉ căn cứ vào mức lương hiện nay thì không đủ chi phí cho cá nhân chứ chưa nói đến chuyện lo lắng cho gia đình, con cái. Thực tế, viên chức đa phần đều có thu nhập ngoài lương, và mức thu nhập này cũng không thể kiểm soát được.

Trong thời gian gần đây, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách điều chỉnh mức lương phù hợp với tình hình thực tế của đời sống xã hội,

song sự thay đổi này vẫn chưa đạt được bước đột biến trong tiến trình cải cách tiền lương. Vấn đề tiền lương đang dần trở thành một vấn đề nóng, cần được quan tâm nhiều hơn trong tiến trình cải cách hành chính.

Chính sách tiền lương hiện đang bộc lộ quá nhiều bất cập, sự không hợp lý, không theo kịp với chỉ số giá tiêu dùng đang gây nhiều bức xúc cho người lao động hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước. Với mức lương trung bình như hiện tại thì viên chức khó có thể cải thiện được mức sống cá nhân cũng như gia đình của mình. Điều đó cho thấy, mặc dù đã sử dụng cách thức tác động tới động lực làm việc của viên chức bằng chính sách tiền lương nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Hiện tại, đội ngũ viên chức Viện VSDT Tây Nguyên đang được trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước và từ các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật tại nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Như vậy, so với mức lương của một người có cùng bằng cấp, trình độ ở cơ quan bên ngoài thì lương của viên chức Viện VSDT Tây Nguyên thấp hơn rất nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc họ khó có thể toàn tâm, toàn ý đối với công việc.

Thêm một thực tế nữa đó là do đồng lương quá thấp nên đã có một bộ phận không nhỏ viên chức của Viện phải tìm kiếm những khoản thu nhập ngoài lương. Các khoản thu nhập ngoài lương thường không ổn định, khác nhau giữa các đơn vị, giữa các vị trí mà viên chức đang đảm nhận. Điều này dẫn đến hiện tượng không công bằng trong chính sách tiền lương và thu nhập của viên chức. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức, kéo theo các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, thoái hóa biến chất của một bộ phận viên chức như hiện nay. Khi tiền lương không còn là thu nhập chính của viên chức, thì sẽ mất dần tác dụng là

động lực thúc đẩy viên chức thực thi công việc hiệu quả, khiến không ít viên chức làm việc qua loa, chiếu lệ, thiếu trách nhiệm chỉ để giữ chân trong tổ chức, còn đâu là để sức làm thêm hoặc lợi dụng danh tiếng, uy tín của mình và tổ chức mình đang công tác để làm thêm ở bên ngoài.

Cơ chế “bình quân chủ nghĩa ”, “đến hẹn lại lên” trong cách trả lương và tăng lương cho viên chức cũng là một điểm yếu trong chính sách tiền lương hiện nay. Thực tế, những người có thâm niên công tác lâu năm nhưng trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế, không có đóng góp nhiều cho tổ chức vẫn nghiễm nhiên được hưởng mức lương cao gấp hai, ba lần những viên chức trẻ có năng lực thực sự. Việc trả lương cho viên chức không dựa vào kết quả thực thi công vụ cũng là một vấn đề đáng phải bàn, vì dù viên chức làm ít hay nhiều, hiệu quả hay không hiệu quả, miễn sao không bị kỷ luật là được trả lương theo thang bảng lương quy định và điều này đã làm triệt tiêu động lực làm việc của viên chức.

Trước thực trạng đó, Viện VSDT Tây Nguyên đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, tiết kiệm các nguồn thu sự nghiệp để chi lương tăng thêm cho viên chức. Thu nhập tăng thêm hàng năm được chi cho viên chức, người lao động có tên trong bảng lương của Viện, hoàn thành nhiệm vụ được giao được xếp loại A, B, C (có tiêu chí rõ ràng) như sau:

Bảng 2.1: Mức chi thu nhập tăng thêm theo hệ số

Số TT Nhóm/Chức danh Hệ số

1 Viện trưởng 3.5

2 Phó viện trưởng 3

3 Trưởng khoa/phòng/ trung tâm/ Phụ trách 2.5

4 Phó khoa/phòng/trung tâm 2

5 VC – NLĐ(sau ĐH, ĐH, CĐ) 1.75

6 VC-NLĐ(trung học) 1.50

7 Các đối tượng còn lại 1

Cứ 6 tháng 1 lần hội đồng nâng lương nhà trường họp xét nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, tiêu chuẩn để được xét nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, viên chức ngoài hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được khen thưởng ở các hình thức: Huân chương các loại, bằng khen cấp bộ, danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, cấp tỉnh, cấp cơ sở, có công trình NCKH được cấp bằng sáng tạo, bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, thạc sỹ loại xuất sắc,

Hay là việc thực hiện khoán chi hành chính trong những năm gần đây cũng đem lại kết quả tốt. Ngoài thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp theo quy định thì viên chức còn có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ nguồn khoán chi hành chính. Khoán chi hành chính thực chất là hoạt động chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị hành chính theo phương thức giao khoán, cấp cho các đơn vị một khoản kinh phí cụ thể và trao quyền chủ động sử dụng khoản kinh phí đó vào các mục đích khác nhau phù hợp với các hoạt động của cơ quan. Nội dung của chế độ khoán chi hành chính được quy định cụ thể trong hai văn bản: Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hai văn bản pháp quy này đã quy định những nội dung cơ bản nhất về chế độ khoán chi hành chính nhà nước thông qua các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính Nhà nước đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Thực hiện khoán chi hành chính khuyến khích tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng thu nhập cho người lao động. Việc Viện VSDT Tây Nguyên áp dụng chế độ khoán chi hành chính không phải là ngoại lệ.

Là một đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp, Viện đã tiết kiệm chi, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, Viện xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm theo kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân.

Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm cải thiện mức lương cho viên chức đã và đang được Viện quan tâm thực hiện, tuy nhiên qua khảo sát thực tế về mức độ hài lòng về chính sách tiền lương, với câu hỏi:

Anh/Chị có hài lòng với mức lương hiện tại không?

50 40 41 40 33 30 14 20 12 10 0

Không quan tâm Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Vượt quá mong đợi

Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng về chính sách tiền lương

Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi 140 cán bộ trong Viện ta thấy được mức độ thỏa mãn của họ với công tác tạo động lực của Viện. Có 57.9% cán bộ cảm thấy hài lòng với thu nhập từ lương cơ bản (trong đó có 28.6% hài lòng và 29.3% vượt quá mong đợi); 23.6% cán bộ cảm thấy bình thường và 18.6% cán bộ cảm thấy không hài lòng. Như vậy mức độ hài lòng của cán bộ với thu nhập từ lương cơ bản tương đối cao.

2.2.1.2. Tiền thưởng

Viện đã ban hành Quy chế thi đua- khen thưởng quy định cụ thể các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động của Viện nhằm kịp thời động

cao chất lượng, hiệu quả công việc. Các hình thức khen thưởng Viện đang áp dụng chủ yếu hiện nay là:

Khen thưởng định kỳ 6 tháng, các khoa, phòng, trung tâm tổ chức tổng kết đánh giá, bình xét khen thưởng đề xuất hội đồng thi đua Viện khen thưởng Khen thưởng có thành tích trong các phong trào thi đua được phát động. Khi phát động thi đua; các đơn vị có trách nhiệm tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Thường trực Hội đồng thi đua -khen thưởng của Viện để xét khen thưởng.

Khen thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt trong công tác nghiên cứu khoa học.

Ngoài các khoản thưởng theo Luật định vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh, ngày 22/10 thành lập Viện, ngày 27/2 ngày thầy thuốc Việt Nam, …viên chức của Viện còn được hỗ trợ một khoản tiền thưởng theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành vào cuối quý.

Thực tế cho thấy tiền thưởng bình quân của viên chức có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Điều này cho thấy chính sách khen thưởng thật sự có tác động đến thái độ, động lực làm việc của mỗi viên chức trong Viện.

2.2.1.3. Sự đãi ngộ của viên chức Viện VSDT Tây Nguyên - Mức độ hài lòng về thu nhập

5.7% 28.6%

13.6%

Tính chất công việc

Trình độ, chuyên môn, bằng cấp

Mức độ hoàn thành công việc

24.3%

Thâm niên công tác

Biểu đồ: 2.8: Yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động

Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế

Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, các cán bộ nghiên cứu đều có mong muốn lớn nhất là Viện quan tâm tới chính sách thu nhập để cải thiện đời sống của các viên chức ngày một tốt hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, có 34 cán bộ (chiếm 24.3%) cán bộ cho rằng mức độ hoàn thành công việc ảnh hưởng nhất tới thu nhập của mình, 39 cán bộ (chiếm 27.9%) cán bộ được hỏi rằng thâm niên công tác ảnh hưởng nhất tới thu nhập và nhất là 40 cán bộ (chiếm 28.6%) cho rằng chức vụ ảnh hưởng tới thu nhập.

Việc tăng lương theo đúng lộ trình và đúng quy định Nhà nước (tăng lương trước thời hạn đối với CBVC có thành tích cao) là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị

Bảng 2.2: Mức độ phù hợp của việc tăng lương

Kết quả Tỷ lệ

Không 27 19.3

Có 80 57.1

Không biết 33 23.6

Tổng số 140 100

Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra thực tế

Qua khảo sát, có 80 cán bộ (tương đương khoảng 57.1% số cán bộ được hỏi) cho rằng họ được xem xét tăng lương theo đúng quy định và lộ trình, 23.6% cho rằng họ không biết về việc được xem xét tăng lương đúng quy định hay không và các tiêu chí đánh giá lương có phù hợp không.

Bảng 2.3: Mức độ phù hợp của cách đánh giá công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 65 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)