1.5.1. Viên chức
1.5.1.1. Khái niệm viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật(trích điều 2 – Luật Viên chức)[15,tr.1].
Theo quy định tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP thì tên gọi “ngạch viên chức” sẽ thay thế bằng “chức danh nghề nghiệp viên chức”. Quy định này nhằm phù hợp với những quy định của Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Theo luật Viên chức thì chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
1.5.1.2. Tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Lao động viên chức là hoạt động nghề nghiệp mang tính phục vụ, không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, nhằm cung cấp cho người dân các nhu cầu cơ bản, thiết yếu…Phạm vi của các hoạt động nghề nghiệp tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, lao động, việc làm, an sinh xã
hôi…Mức độ cung cấp mà Nhà nước có trách nhiệm thực hiện tùy thuộc vào mức độ phát triển của mỗi quốc gia.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức tác động ngay đến thể lực, trí lực và đời sống tinh thần của người dân, nên phải đề cao đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm, tận tụy để đáp ứng các nhu cầu của người dân mà Nhà nước có trách nhiệm phải cung cấp. Ví dụ, trong ngành y tế có quy định về y đức đối với đội ngũ bác sĩ, y tá, dược sĩ; trong giáo dục có quy định về các hành vi nhà giáo không được làm, thực chất là đạo đức đối với đội ngũ nhà giáo…
Trong phạm vi xã hội, hoạt động nghề nghiệp không chỉ do viên chức trong tổ chức sự nghiệp công lập mà còn do các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập thực hiện. Thực tế cho thấy, dù công lập hay ngoài công lập thì nội dung, chương trình, mục tiêu hoạt động nghề nghiệp của viên chức đều có yêu cầu giống nhau chỉ khác một điểm duy nhất là hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập đặt mục tiêu phục vụ nhân dân lên hàng đầu, không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa. Còn các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập thì động cơ phục vụ ảnh hưởng theo quy luật của cơ chế thị trường, gắn với mục tiêu lợi nhuận tối đa. Điểm đặc thù này phản ánh yêu cầu, để phát triển đội ngũ viên chức tận tụy, tài năng, phục vụ nhân dân được tốt, cần phải có cơ chế quản lý và chế độ, chính sách phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo, gắn với tài năng, năng lực, kết quả làm việc để tạo nên sức hút nguồn nhân lực vào các tổ chức sự nghiệp công lập.
1.5.1.3. Quyền và nghĩa vụ của viên chức
Theo điều 11,12,13,14,15 của Luật viên chức thì viên chức có các quyền cơ bản sau đây:
Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội, đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù;
Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập;
Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập;
Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật; Được khen thưởng, tôn vinh; được tham gia hoạt động kinh tế - xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi nhà ở; được tạo điều kiện học tập, hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 16, 17, 18 của Luật Viên chức cũng đã quy định viên chức phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước;
Có nếp sống lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập; Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản được giao;
Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử cảu viên chức;
Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng;
Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 1.5.1.4. Đánh giá và phân loại viên chức
- Đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau. Kết quả thực hiện công việc.
Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp
Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức
Việc thực hiện nghĩa vụ khác của viên chức.
Đối với viên chức quản lý được xem xét đánh giá theo các nội dung sau: Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
- Phân loại viên chức hàng năm:
Căn cứ vào các nội dung đánh giá, viên chức được phân thành 04 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ;
Không hoàn thành nhiệm vụ.
1.5.2. Viên chức y tế
- Y tế hay Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người.
Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nó đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp và chăm sóc thứ 3, cũng như trong y tế dự phòng.
- Y học dự phòng là một ngành khoa học về phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Phạm vi của y học dự phòng rất rộng, bất cứ điều gì liên
quan đến sự sống, bệnh tật của con người như đất, nước, không khí, thực phẩm, quần áo, lao động, nghỉ ngơi, giải trí….đều là đối tượng của y học dự phòng.
Qua khái niệm về y học dự phòng có thể thấy vai trò quan trọng của y học dự phòng, trong đó có vai trò của những người làm trong lĩnh vực này đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, pháp luật về công vụ của nhiều nước trên thế giới đều quy định những người làm việc trong các cơ sở y tế công trong lĩnh vực y tế là công chức nhà nước.
Viên chức y tế dự phòng trước hết phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện của viên chức, đó là công dân Việt Nam, được hưởng từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu do chính đơn vị sự nghiệp tạo nên, trong biên chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Đơn vị sự nghiệp của nhà nước ở đây chính là các đơn vị y tế trong lĩnh vực y tế dự phòng.
Đó là các Viện trung ương và khu vực; các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các trung tâm y tế dự phòng huyện.
Với đội ngũ cán bộ y tế làm việc làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế (các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các trung tâm y tế dự phòng), những người thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước và xã hội là thực hiện công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân ra khỏi đội ngũ công chức chưa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.