Quan điểm tăng cườngtổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

ra với các chủ thể có thẩm quyền. Đây là yêu cầu chủ quan, xuất phát từ nội tại đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung.

3.1.2. Quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học chức giáo dục tiểu học

Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dụcnói chung và viên chức giáo dục tiểu học nói riêng hiện nay ở Việt Nam là điều cần thiết nhưng cũng là công việc khó khăn và lâu dài và cần quán triệt các quan điểm chủ đạo sau:

Thứ nhất, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức

giáo dục tiểu học phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý viên chức. Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Ngày 4- 11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Vì vậy cần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các gia đình và cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Khuyến khích phong trào toàn dân học tập và toàn dân chăm lo phát triển giáo dục.

Pháp luật quản lý viên chức là một bộ phận của pháp luật về viên chức, có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại pháp luật về giáo dục và đào tạo. Chính vì thế nên việc hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về viên chức phải đặt trong tổng thể việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về viên chức giáo dục tiểu học nói riêng. Tổ chức thực hiện pháp

luật về quản lý viên chức nói chung trong đó có viên chức giáo dụctiểu học nói riêng chính là sự thể chế hóa các quan điểm,chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật về về quản lý viên chức thông qua các văn bản pháp luật áp dụng với các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức ...

Thứ hai,tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức

giáo dục gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới, đó là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội” [4]. Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học hiện nay phải gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể và khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật về quản lý viên chức giáo dục.

Thứ ba, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức

giáo dục tiểu học trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.Hiến pháp 2013 nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” vì vậy, muốn phát triển giáo dục và đào tạo thì không thể không có chính sách nâng cao vai trò của đội ngũ viên chức phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Cần nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết định tăng

trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương, chính sách cán bộ. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.Chuyển hướng phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Quan điểm, mục đích của tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung viên chức giáo dục tiểu học nói riêng. Để xây dựng được các chính sách cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ viên chức giáo dục tiểu học; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ này phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.

3.2. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)