Giải pháp tăng cườngtổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 69 - 81)

3.2.1.Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật quản lý viên chức giáo dục tiểu học

Để tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục nói chung và viên chức giáo dục tiểu học nói riêng trước hết phải dựa trên cơ sở một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh. Với đặc trưng của Nhà nước đơn nhất, địa phương không có hệ thống chính sách, pháp luật riêng của mình. Vì vậy để tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành. Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến quản lý viên chức như:tuyển dụng, sử

dụng, đánh giá, đãi ngộ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm của các tổ chức sự nghiệp, xây dựng và hoàn thiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp,hoàn thiện cơ chế tiền lương, chế độ ưu đãi nghề nghiệp... gắn với tiêu chuẩn nghiệp vụ và vị trí việc làm; Thực hiện tốt việc đánh giá viên chức gắn với khen thưởng, trách nhiệm kỷ luật, nâng cao cơ chế đãi ngộ; Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức cụ thể. Tuy nhiên để phát huy hơn hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học cần xem xét một số chính sách, pháp luật như sau:

(1)Về tuyển dụng:

(i)Đổi mới phương pháp tuyển dụng viên chức để thực sự gắn với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và đơn vị sử dụng viên chức.

Tuyển dụng là quá trình lựa chọn người phù hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển dụng. Công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp cho các đơn vị bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và giúp cho người được tuyển dụng phát huy được năng lực, sở trường

Khoản 2 Điều 24 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)quy định: Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức. Điều 25 quy định: Đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Thay đổi này sẽ khắc phục được tình trạng một bộ phận viên chức có tư tưởng phó mặc, chính vì cho rằng đã vào biên chế hoặc ký hợp đồng không xác định thời hạn thì đương nhiên không bị đuổi việc đồng thời tránh những tiêu cực trong tuyển dụng. Tuy nhiên hạn chế của phương án này là gây tâm lý hoang mang, nhiều giáo viên tỏ ra băn khoăn

vì quy định liên quan đến quyền lợi của họ. Bởi họ sẽ phải làm việc trong trạng thái có thể bị sa thải bất cứ khi nào. Tâm lý này không riêng những người đã vào biên chế, ngay cả những giáo viên chưa vào biên chế cũng có băn khoăn. Đối với những giáo viên tiểu học vì đặc thù về bằng cấp và trình độ chuyên môn, khi đã cống hiến 10-20 năm trong nghề, nếu không kí tiếp hợp đồng việc bảo đảm mưu sinh sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những giáo viên cấp trung học, đại học. Pháp luật là quy tắc xử xử chung bắt buộc nhưng có lẽ việc áp dụng với các đối tượng nên có sự phân hoá.

(ii) Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức giáo dục tiểu học

Thực tế cho thấy, không riêng huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội mà hầu hết ở các địa phương, cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục là Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo lại không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp lại chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ dẫn đến những bất cập hiện nay. Trong khi đó, giáo viên là viên chức thực hiện cung cấp dịch vụ nên biên chế và tiêu chuẩn khác với công chức thông thường. Do đó, việc tuyển dụng giao cho ngành giáo dục tuyển dụng là phù hợp, cũng bởi viên chức giáo dục phụ thuộc vào vị trí việc làm, cơ cấu môn học và mức chuẩn giờ đứng lớp. Phòng Nội vụ chỉ nên tham mưu về tổng biên chế khi ngành Giáo dục lập kế hoạch hàng năm và tổng hợp lên để UBND huyện quyết. Đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viênchức tại các đơn vị sự nghiệp công lập cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; các bộ chủ quản chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng viên chức. Xây dựng khung danh mục vị trí việc làm chung đối với đơn vịsự

nghiệp công lập thuộc cùng ngành, lĩnh vực quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí việc làm cần tuyển dụng.

(iii)UBND huyện lên kế hoạch trình UBND thành phố Hà Nội tuyển dụng số biên chế được giao đúng quy định. Đối với số giáo viên và nhân viên hợp đồng trong biên chế chưa tuyển dụng so với biên chế được giao, phòng Nội vụ và phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp có phương án điều chỉnh hợp lý, bảo đảm các quy định của pháp luật.Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và giáo dục - đào tạo ( phòng Giáo dục và Đào tạo) với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm (phòng Nội vụ) trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học; tránh tình trạng chồng chéo chức năng dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Theo đó, phải xây dựng cơ chế kiểm soát bảo đảm vừa phát huy tính dân chủ, vừa bảo đảm thực hiện đúng thẩm quyền của người đứng đầu. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quyết định tuyển dụng viên chức của đơn vị mình.

(2)Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ, chính sách trong tuyển dụng, quản lý, đánh giá, bổ nhiệm viên chức bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thi thăng hạng viên chức. Bổ sung các quy định đặc thù về tuyển dụng và xây dựng ngân hàng đề thi gắn với yêu cầu vị trí việc làm phù hợp với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ bên cạnh các điều kiện theo quy định chung. Đối với những lĩnh vực đòi hỏi tài năng, năng khiếu thì không nhất thiết phải có văn bằng, chứng chỉ.

Quy định rõ hơn về thời hạn, tiêu chuẩn thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm cơ cấu viên chức hợp lý, bảo đảm quyền lợi của viên chức, người lao động và tính đến đặc thù của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

tiêu chuẩn giáo viên tiểu học các hạng III, II, I như sau.

“Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.

Ngày 19-3- 2021, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng liên quan tới phản ánh của báo chí trong thời gian qua về những vướng mắc, bất cập trong quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ đối với đội ngũ viên chức. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu nêu rõ các loại chứng chỉ nào là điều kiện để được bổ nhiệm thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chứng chỉ nào là bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ. Theo đó, phân loại rõ chứng chỉ nào bắt buộc và không bắt buộc trong quản lý viên chức.Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải báo cáo cụ thể những nội dung tương tự trên trong quy định chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tại cơ sở công lập. Đồng thời yêu cầu Bộ GD-ĐT và các bộ liên quan có báo cáo đề xuất phương án cụ thể sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan phù hợp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trong thời gian vừa qua. Thời hạn báo cáo trong tháng 3-2021 [32].

Theo quy định trước đây, giáo viên các cấp học, các hạng chức danh nghề nghiệp, ở các vùng miền khác nhau đều phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 (tùy hạng và tùy cấp học) và yêu cầu về trình độ tin học ở mức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo

quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-3-2014 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Mặc dù Thông tư Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT đã khắc phục bất cập này, trong các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập mới được ban hành, Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ.

Bên cạnh việc xóa bỏ quy định mang nặng tính hình thức, Bộ GD-ĐT có quy định khác về yêu cầu trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp theo hướng đưa ra tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định "cứng" là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành "có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao".

Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11-3-2014 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin mà là "có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ" của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.

Tuy nhiên dưới góc độ kỹ thuật lập quy hiểu thế nào là “có khả năng sử dung ngoại ngữ” “ có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin”. Việc quy định chung chung không rõ ràng sẽ làm “khó” hay nói cách khác có khả năng tạo sự tuỳ tiện cho các nhà quản lý.

Về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và được bổ nhiệm vào giáo viên tiểu học hạng III thì bắt buộc phải đi học và có chứng chỉ trong vòng 36 tháng kể từ ngày

được tuyển dụng. Giáo viên tiểu học hạng II, I cũ không đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào hạng II, Imới (một trong những điều kiện là phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II, I) thì được bổ nhiệm vào hạng III, II mới. Như vậy, giáo viên ở hạng nào phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của hạng đó, nếu không muốn bị tụt hạng hoặc giữ mã ngạch cũ và hệ số lương cũ thấp so với hệ số lương mới.

Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp này vì không cần thiết và gây mất thời gian, tiền bạc của giáo viên. Chương trình học không phải là kiến thức chuyên môn và nhiều nội dung đã học trong chương trình đào tạo giáo viên.

Thiết nghĩ Bộ GD&ĐT cần điều chỉnh các thông tư 02/2021/TT- BGDĐTtheo hướng cởi mở sau: Thứ nhất, chỉ quy định cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với những trường hợp thi hoặc xét thăng hạng cao hơn. Thứ hai, có quy định miễn giảm chứng chỉ này đối với những giáo viên lớn tuổi, sắp về hưu.Thứ ba, trường hợp những giáo viên đã học các chứng chỉ ở mức cao hơn theo các quy định trước đây thì không cần học lại (ví dụ: giáo viên hạng 2 nhưng có chứng chỉ hạng 1 thì không cần học lại chứng chỉ hạng 2).

(3) Thực hiện đánh giá, phân loại viên chức quản lý theo quy định; tiếp tục tăng cường mạnh mẽ hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với viên chức giáo dục.

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục trên địa bàn quận nhằm đảm bảo công khai, minh bạch với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng gắn với hiệu quả công việc được giao.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét duyệt các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng, bảo đảm tính kịp thời, chính xác, đúng quy trình và thủ tục của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành; quan tâm khen thưởng thành tích chuyên đề, thành tích đột xuất, tổ chức tôn vinh kịp thời các cá nhân, tập thể có những thành tích xuất sắc.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, bồi dưỡng các cá nhân tiêu biểu điển hình tiên tiến; trong đó đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt tại đơn vị; kịp thời tổng kết các mô hình mới.

Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Ban hành, sửa đổi các quy chế, quy định về công tác thi đua khen thưởng phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi đua của Trung ương, thành phố và điều kiện thực tế của huyện Thanh Trì.

(4)Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thu hút các nguồn lực, tài lực, trí lực, vật lực, nhân lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển chất lượng giáo dục.

Tăng cường xã hội hoá giáo dục, nâng cao hiệu quả giáo dục, đa dạng hoá nguồn lực cho phát triển giáo dục; tạo động lực để viên chức, người lao động phát huy năng lực cống hiến . Đặc biệt là về nguồn lực tài chính. Đây là giải pháp cơ bản tạo tiền đề cho phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục tiểu học nói riêng. Tăng cường đầu tư, phát triển nhanh trường, cụm lớp cho cấp tiểu học; ưu tiên tài chính và quỹ đất để bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh học hai buổi/ngày; bảo đảm đủ các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch. Từ đó góp phần tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện. Đầu tư cho giáo dục lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục. Ngân sách này phải được sử dụng tập trung ưu tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, bồi dưỡng nhân tài, trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chính sách. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Xây dựng quỹ giáo dục quốc gia, quỹ khuyến học, quỹ tín dụng đào tạo. Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)