Đổi mới về tổ chức, nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục. Thời gian qua, đội ngũ giáo viên tiểu học, cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Thanh trì đã được kiện toàn, nâng cao chất lượng một bước. Tuy nhiên, số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ còn bấp cập, một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, cần tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng trong thời gian tới.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về viên chức giáo dục nói chung và viên chức giáo dục tiểu họctheo hướng tinh gọn, tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch cơ chế, chính sách. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ viên chức giáo dục tiểu học bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của 3 hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chính có liên quan trực tiếp đến viên chức: Phòng Nội vụ - Phòng Giáo dục và đào tạo – Phòng Tài chính.Tăng cường phối hợp liên ngành, tạo các liên kết, đối tác. Sự phối hợp liên ngành và tạo các liên kết, đối tác cần được đảm bảo ngay trong khâu xây dựng và hoạch định chính sách.

Tại hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu đẩy mạnh phân cấp và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Bộ GD- ĐT cũng chỉ ra những bất hợp lý trong phân cấp quản lý giáo dục, nhất là đối với khối trực thuộc UBND các quận, huyện [33]. Thực tế trong phân cấp quản lý giáo dục hiện nay tồn tại một “bức tường vô hình” khiến cho công tác quản lý giáo dục bị “cắt khúc”, thiếu hiệu quả. Sở GD-ĐT, ngoài các trường THPT, đã không thể “với tay” đến các tiểu học do chính quyền địa phương quản lý.

Quy hoạch, phát triển mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất đến đội ngũ cán bộ, giáo viên của các địa phương ngoài tầm tay của Sở Giáo dục và đào tạo.Vì vậy, cần xem xét đề xuất cơ chế đặc thù cho ngành GD&ĐT: Tất cả cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT đều quy về một mối quản lý là Sở GD&ĐT, tránh tình trạng “cắt khúc” như hiện nay. Như vậy, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các địa phương. Việc quản lý chuyên môn, bổ nhiệm nhân sự, phân bổ ngân sách… cũng thống nhất một mối theo ngành dọc, thúc đẩy phát triển giáo dục nhanh hơn, đổi mới giáo dục tốt hơn, hiệu quả hơn

Tăng cường phân công, phân cấp, tự chủ trong việc sử dụng, đánh giá nhân lực trong các trường học. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong giáo dục và quản trị nhà trường, coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả quản trị nhà trường, gắn trách nhiệm quản lý chuyên môn với quản trị nhân sự và tài chính; hoàn thiện cơ chế để cơ quan quản lý giáo dục được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và phân bổ, sử dụng nguồn tài chính dành cho giáo dục của địa phương.

Tham mưu xây dựng quy hoạch đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý giáo dục chủ chốt ở các các cấp, các trường để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng, thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển viên chức đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường của từng viên chức; góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Thực hiện đúng quy định về sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ theo đúng vị trí việc làm và yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên trong nhà trường.

Tiếp tục chuẩn hóa giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục theo các vị trí chức danh, xây dựng lộ trình và thực hiện nâng chuẩn trình độ đào

tạo giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và thực hiện bồi dưỡng đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

Đội ngũ công chức tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn. Những hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật có chính xác, thực hiện đúng quy định pháp luật hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ này. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những vướng mắc, sai sót và vi phạm trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức, có nhiều nguyên nhân trong đó xuất phát từ nhận thức, trình độ, đạo đức của đội ngũ công chức thực thi chính sách, pháp luật. Vì vậy UNND huyện cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tổ chức thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật về quản lý công chức theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, có kỹ năng xử lý công vụ thành thạo, có đạo đức nghề nghiệp vững vàng trong tư tưởng chính trị.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, đảm bảo đúng thời gian, đối tượng.Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; coi trọng bồi dưỡng thông qua hoạt động tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, thực hành; tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng cùng với các hình thức đào tạo, bồi dưỡng truyền thống. Nội dung bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phải có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào những vẫn đề mới, những yêu cầu thực tiễn của ngành giáo dục hiện nay, những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý đội ngũ viên chức.

Bên cạnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường tiểu học thường xuyên kiểm tra, xác minh tính chính xác về số lượng, đối tượng đi học; giám sát việc thực hiện bồi dưỡng của các nhà trường theo quy định. Phòng Tài chính – Kế hoạch đảm

bảo kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng. Các trường học chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Phòng giáo dục đào tạo huyện về việc cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham dự đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học. Đội ngũ giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng của giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng và được tôn vinh. Vì vậy, cần xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tâm huyết phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục.

Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học, chú ý phát triển, phổ biến, chia sẻ tri thức mới và các kinh nghiệm tiên tiến. Khuyến khích các nhà trường tổng kết, nhân rộng các điển hình trong hoạt động quản lý, dạy học của nhà giáo và cán bộ quản lý.Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của Ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học.

Nâng cao phẩm chất đạo đức và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng đến việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và nâng cao kỹ năng quản trị nhà trường cho cán bộ quản lý. Kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên chú trọng kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch dạy học. Ngoài ra còn một số kỹ năng như: kỹ năng dạy học tích cực để phát huy năng lực phẩm chất cho học sinh; kỹ năng kiểm tra đánh giá; kỹ năng tin học, kỹ năng tìm kiếm thông tin, xây dựng kho học liệu… Với cán bộ quản lý, tập trung bồi dưỡng kỹ năng quản trị nhà trường cho Hiệu trưởng.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của Ngành và đáp ứng yêu cầu

đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Nâng cao năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm; khả năng tư duy khoa học. Xây dựng và phát huy nhân tố tích cực của môi trường sư phạm, thực hiện các chính sách đãi ngộ nhà giáo như bồi dưỡng, sử dụng, phát huy sở trường của từng nhà giáo; cải thiện chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ khen thưởng, chính sách bảo hiểm xã hội…trên cơ sở đó phát huy phong trào thi đua chấp hành nghiêm các quy chế, quy định trong giáo dục, lối sống có kỷ cương, văn hóa giáo dục… góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhà giáo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3.2.3. Nâng cao nhận thứcvà tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện quản lý viên chức giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)