Để tổ chức thực hiện pháp luật một cách đúng đắn đòi hỏi trước hết là sự đồng thuận của các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội về nội dung, tư tưởng các quy định pháp luật về quản lý viên chức nói chung và viên chức giáo dục tiểu học nói riêng; Cũng như nhận thức được vai trò, vị trí tầm quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Nếu không có hoạt động này, các quy định pháp luật chỉ có là quy định “chết”. Vì vậy cần nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý viên chức giáo dục. Xác định việc phát huy và phát triển tổ chức thực hiện pháp luật là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền; Là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của giáo dục tiểu học.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trực tiếp sử dụng viên chức, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý viên chức; đảm bảo tuân thủ nghiêm minh, chặt chẽ trong quá trình quản lý viên chức; mặt khác đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động; Phát huy, khơi gợi năng lực làm việc của viên chức.
Đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục nói chung và viên chức giáo dục tiểu học nói riêng cần tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức ngành, để họ thấy được trách nhiệm và quyền lợi, cũng như vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo. Đổi mới tư duy giáo dụcmột cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân, vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tư tưởng của Đại hội XIII đề ra. Đảm bảo đội ngũ lao động này có đầy đủ năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức, đáp ứng công việc chuyên môn đặc thù; hoạt động có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu và định hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới.
Tiểu kết chương 3
Chương 3, Luận văn đưa các bối cảnh, quan điểm và giải pháp tăng
cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên
chức giáo dục tiểu học huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội xuất phát từ bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cách mạng công nghiệp 4.0, nền hành chính đang chuyển từ mô hình hành chính truyền thống sang mô hình quản lý công mới, Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là một yêu cầu, một nhiệm vụ đặt ra với các chủ thể có thẩm quyền.
Thứ hai, luận văn đưa ra quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp
luật về quản lý viên chức ngành giáo dục phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý viên chức; gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục.
Thứ ba, trên cơ sở các yêu cầu và quan điểm, luận văn đưa ra 3 nhóm
giải pháp chính tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu họctrên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội: giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức; giải pháp về tổ chứcnhân sự; giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện quản lý viên chức giáo dục tiểu học
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, có thể tóm tắt một số kết quả chính nghiên cứu của đề tài như sau:
1. Đề tài đã phân tích được các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài như: Viên chức, viên chức ngành giáo dục, quản lý viên chức ngành giáo dục, thực hiện pháp luật. Và từ đó luận văn xác định: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học là hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học, làm cho các quy định pháp luật vận hành trong đời sống xã hội.
2. Luận văn nghiên cứu các nội dung tổ chức thực hiện quản lý viên chức ngành giáo dục bao gồm: Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học.
Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức
giáo dục tiểu học. Ba là, triển khai thực hiện các nội dung quản lý viên chức giáo dục tiểu học. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học, để nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức giáo dục tiểu học.
3. Sau khi khái quát tình hình huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và đội ngũ viên chức giáo dục tiểu học của huyện, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội thông qua 6 nội dung chính: Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. Ba là, triển khai thực
hiện các nội dung quản lý viên chức ngành giáo dục. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học, để nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Năm là, tiến hành kiểm soát và xử lý vi phạm về quản lý viên chức giáo dục tiểu học. Sáu là, sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật quản lý viên chức giáo dục tiểu học. Từ đó rút ra những đánh giá về kết quả cũng như hạn chế và nguyên nhân của tình hình.
4. Trên cơ sở phân tích thực trạng, Luận văn trình bày việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu họchuyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội xuất phát từ nền hành chính đang chuyển từ mô hình hành chính truyền thống sang mô hình quản lý công mới, Việc xây dựng và nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Mặt khác, thực trạng chất lượng viên chức ngành giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, xét trên các giác độ trình độ, đạo đức nghề nghiệp và thái độ ứng xử. Vì vậy việc tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục là một yêu cầu, một nhiệm vụ đặt ra với các chủ thể có thẩm quyền.
5. Luận văn đưa ra quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu học phải tuân thủ các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý viên chức; Gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời trên cơ sở phát huy vai trò và nâng cao chất lượng của đội ngũ viên chức ngành giáo dục.
6. Trên cơ sở các yêu cầu và quan điểm, luận văn đưa ra 3 nhóm giải pháp chính tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục tiểu họchuyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội: Giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật, giải pháp nâng cao nhận thức, giải pháp về tổ chức, nhân sự.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1932), Từ điển Hán - Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
2. Khắc Thị Chi (2013), Quản lý đội ngũgiáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ -
Đông Anh dựa vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Luận văn thạc
sỹ, trường Đại học giáo dục - Đại họcQuốc gia Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh Toàn tập (1984),NXB Sự thật-Hà Nội, Tập 4.
6. Nguyễn Thu Hằng (2013), Quản lý nhà nước đối với viên chức y tế
ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
7. Lê Thị Mai Lam (2019), Quản lý nhà nước về giáo dục Tiểu học trên địa
bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
8. Phạm Lê Liên (1954) Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
9. Phạm Thị Liên (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực
tiễn huyên Kim Động tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp -
Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.
10. Trần Văn Long (2018), Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục từ thực
tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến
11. Hà Thế Ngữ (1986), Tìm hiểu công tác phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Hà Nội.
12. Hoàng Thị Tú Oanh (2007),Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo -
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành
chính công.
13. Quốc hội, Hiến pháp 2013.
14. Quốc hội, Luật giáo dục 2019.
15. Quốc hội khóa XII (2010), Luật viên chức 2012( sửa đổi, bổ sung 2019).
16. Nguyễn Văn Quảng (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị - từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính,
Học viện Hành chính Quốc gia.
17. Nguyễn Ngọc Thuý (2018), Quản lý viên chức ngành y tế - từ thực tiễn
bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học
viện Hành chính Quốc gia.
18. Nguyễn Thị Thuý (2019), Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức ngành giáo dục - từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
19. Nguyễn Hữu Tiến (2017), Tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh – từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành
chính Quốc gia.
20. Nguyễn ThịHuyền Trang (2020), Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu họctrên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
21. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Quyết định số 1026/QĐ-UBND quy
22. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Kế hoạch số 736/KH-PGD&ĐT Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2016 - 2020.
23. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Phòng Giáo dục và đào tạo, Kế hoạch số 97/KH-GD&DT Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.
24. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Báo cáo số 662/BC-PGD&ĐT ngày 18/8/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì về Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
25. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Báo cáo số 135/BC-PGD&ĐT ngày 25/9/2019 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì về kết quả sau kiểm tra công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học công lập giai đoạn 2017 – 2019.
26. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì (2019), Báo cáoKết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2019-2020của ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì
27. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,chuẩn tiếp cận pháp luật 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2019.
28. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Phòng Giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường tiểu học năm 2010.
29. Hồ Văn Vĩnh (chủ biên 2002), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
Trang web
30. https://nhandan.com.vn, Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, tham luận tại Đại hội XIII của Đảng;
hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025"
31. https://vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-huyen-thanh-tri/, Giới thiệu 45khái quát huyện Thanh Trì
32. https://tuoitre.vn/xu-ly-bat-cap-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-
20210320091641562.htm, Xử lý bất cập chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
33. http://baoquangnam.vn/giao-duc/bat-cap-trong-phan-cap-quan-ly-va- giao-quyen-tu-chu-trong-giao-duc-noi-mai-van-chua-sua-53125.html,
Bất cập trong phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ trong giáo dục: Nói mãi, vẫn chưa sửa!
34. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/5-bat-cap-giao-duc-tai-co-so-bo- can-co-bien-phap-manh.gd, 5 bất cập giáo dục tại cơ sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ viên chức giáo dục tiểu học huyện Thanh Trì
Nguồn: Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Thành phố Hà nội
Đối tượng Tổng số CBQL, giáo viên
Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị
Trung cấp Cao đẳng Đại học trở
lên Trung cấp Cao cấp
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 3 4 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 CBQL 44 7 15.9 37 84.1 44 100 Giáo viên 757 147 19.4 531 70.1 79 10.5 5 0.6
Phụ lục 2: Bảng tổng hợp kết quả sau kiểm tra công tác quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học năm 2017 - năm 2019
NĂM 2017
TỔNG HỢP KẾT QUẢ SAU KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP
STT Nội dung Tổng số trường Số trường được kiểm tra Kết quả (xếp loại)
1 Việc quản lý lưu hồ sơ cán
bộ, giáo viên, nhân viên 22 15 Tốt: 12; Khá: 3; TB: 0
2 Công tác quản lý và thực hiện
chế độ chính sách 22 15 Tốt: 13; Khá: 2; TB: 0 3 Công tác thi đua khen thưởng 22 15 Tốt: 15; Khá: 0; TB: 0
4 Kỷ cương hành chính, quy tắc
ứng xử, đạo đức nhà giáo 22 15 Tốt: 14; Khá: 1; TB: 0
5 Công tác đào tạo, bồi dưỡng
và phát triển đội ngũ 22 15 Tốt: 12; Khá: 3; TB: 0