Kinh nghiệm từ cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các quận ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Trong quá trình đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai mạnh mẽ việc thu hút các chương trình, dự án đầu tư lớn từ nguồn vốn trong nước và nước ngoài, khai thác và phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển Thành phố. Trong quá trình đó, đòi hỏi các cấp uỷ, chính quyền ở Thành phố phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước là một vấn đề quan trọng.

Từ năm 2011 đến tháng 6/2014, việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP tại các cơ quan, đơn vị thuộc các quận đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính, đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức; thực hiện quyền tự chủ gắn với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

CCHC công trong thời gian qua đã làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách. Các khoản chi ưu tiên cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được bảo đảm; giảm thiểu các khoản chi mang tính bao cấp; các thủ tục cấp phát ngân sách được đơn giản hóa; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính được tăng cường; bội chi ngân sách cơ bản được khống chế.

Ví dụ, kết quả thực hiện cải cách tài chính công ở UBND quận Tân Bình từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015 là:

triệu đồng; Tiết kiệm chi quản lý hành chính: 9.050 triệu đồng; Tiết kiệm trong công tác đấu thầu khoán vệ sinh môi trường: 2.941 triệu đồng; Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP: Kinh phí tiết kiệm: 21.100 triệu đồng (trong đó QLHC 9.050 triệu đồng). Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: Tổng số đơn vị sự nghiệp: 73 đơn vị. Trong đó: 62 đơn vị sự nghiệp giáo dục, 2 đơn vị sự nghiệp y tế, 1 thông tin văn hoá thể thao, 1 Nhà thiếu nhi, 07 đơn vị sự nghiệp khác; Tổng số đơn vị đã giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: loại I là 7 đơn vị, dự toán giao chi thường xuyên 13.501 triệu đồng; loại II là 65 đơn vị, dự toán giao chi thường xuyên 236.514 triệu đồng. Kết quả thực hiện: Số đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: 73 đơn vị (100% so với đơn vị được giao quyền tự chủ); số đơn vị tiết kiệm: 25 đơn vị (đạt tỷ lệ 34,24% so với đơn vị được giao quyền tự chủ). Số kinh phí tiết kiệm được: 12.500 triệu đồng.

Kết quả ước tính thực hiện CCHC công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015: Tiết kiệm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: 561 triệu đồng; tiết kiệm chi quản lý hành chính: 5.205 triệu đồng; tiết kiệm trong mua sắm, sử dụng tài sản công: 14.684 triệu đồng; tiết kiệm trong công tác đấu thầu khoán VSMT: 7.044 triệu đồng. Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ- CP, tiết kiệm: 13.038 triệu đồng. Kinh nghiệm của các quận ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay (thời điểm năm 2020) vẫn phát huy giá trị và khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)