Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 53)

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín, Hà Nội; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Huyện có 26 xã và 02 thị trấn là Phú Xuyên và Phú Minh. Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6 ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9 ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9 ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9 ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn

phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2.000 ha.

Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài gần 12km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đường Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Phú Xuyên.

Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu được sử dụng kết hợp đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, có 43 trạm bơm trực tiếp đổ nước ra sông Nhuệ tiêu úng cho các xã phía Tây; trạm bơm Khai Thái công suất 25.000m3/giờ, bơm nước ra sông Hồng tiêu úng cho diện tích 4.200 ha phía Đông, ngoài ra có trạm bơm Thụy Phú lấy nước sông Hồng để cấp nước tưới cho các xã miền Đông.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Huyện Phú Xuyên có dân số gần 20 vạn người, tỷ lệ người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động; bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động, thu nhập bình quân đạt 52 Triệu đồng/người/năm (số liệu báo cáo tổng kết năm 2019 của UBND huyện Phú Xuyên).

Về giáo dục-đào tạo: trên địa bàn huyện có một trường Trung cấp nghề và một trường Cao đẳng nghề, hàng năm đào tạo khoảng trên 1000 học viên với các ngành nghề đa dạng, phong phú.

Về y tế: có 01 bệnh viện cấp huyện nay đang được nâng cấp thành bệnh viện tuyến vùng, giải quyết ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Về kinh tế: Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào. Về nông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích đất canh

tác, là vùng đất bãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan trọng của Thủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, gia súc.

Huyện Phú Xuyên hiện có 02 khu công nghiệp đang hoạt động là khu công nghiệp Đại Xuyên và khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ Nam Hà Nội, 02 khu công nghiệp đang được xây dựng là Phú Túc và Đại Thắng. Công tác xây dựng các cụm, điểm công nghiệp được xác định là bước đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Phú Xuyên cũng là cái nôi của rất nhiều làng nghề, toàn huyện có 98 trên tổng số 138 làng có làng nghề, có nhiều làng nghề nổi tiếng như: giày da Phú Yên, may mặc Vân Từ, khảm trai Chuyên Mỹ, đồ gỗ Tân Dân, Văn Nhân, cơ kim khí Đại Thắng được bày bán ở nhiều các quận nội thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trên cả nước. Sản phẩm mây giang đan, cỏ tế Phú Túc được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ. Kinh tế từ tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định tình hình chính trị ở cơ sở. Đến nay, trên địa bàn huyện có 37 làng được công nhận làng nghề theo tiêu chí cấp thành phố. Sản phẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới.

Triển khai công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, vùng rau an toàn, rau sạch, quy hoạch thủy lợi nội đồng, quy hoạch 2 thị trấn. Cùng với quy hoạch chung của thành phố và quy hoạch vùng, đến 2020 và những năm tiếp theo, Phú Xuyên trở thành chuỗi đô thị vệ tinh quan trọng kết nối với đô thị trung tâm. Mặt khác, nếu được tiếp nhận các trường đại học, các bệnh viện lớn, các công trình văn hóa, thể thao và du lịch chuyển dịch từ nội thành sẽ tạo ra diện mạo mới cho Phú Xuyên phát triển nhanh, bền vững trong tiến trình đổi mới đất nước.

Về Văn hóa: Đất Phú Xuyên là đất hiếu học - cả học văn và học võ - đã đi vào câu ca như làng Ứng Thiên (Ứng Hòa, xã Phúc Tiến).

Trong kho tàng Di sản Văn hóa của huyện Phú Xuyên, không thể không kể đến những Lễ hội cổ truyền nổi tiếng như Hội vật cầu, hội Đánh gậy ở Thượng Liễu (xã Tân Dân), Hội chạy lợn ở Trại Diền (xã Hồng Thái), Hội rước nước ở Cát Bi (xã Thụy Phú) …( Xem phụ lục 1)

2.1.3. Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội phố Hà Nội

UBND huyện Phú Xuyên, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện. UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương có các quy định khác của pháp luật có liên quan, UBND huyện Phú Xuyên và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình UBND thành phố phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

- Lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để trình HĐND quyết định.

Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển

khai thực hiện ngân sách và báo cáo UBND cấp trên trực tiếp kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo UBND cấp trên trực tiếp để trình HĐND phê chuẩn. Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.

UBND huyện Phú Xuyên thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:

-Quy chế làm việc, chương trình hoạt động hàng năm và thông qua báo cáo của UBND huyện trước khi trình UBND thành phố;

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của huyện; đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm; huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố; - Các chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

- Thông qua đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND;

- Các vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch UBND huyện.

- Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ là bộ phận của bộ máy cơ quan, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện, thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn theo quy định của nhà nước và của ngành.

* Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Phú Xuyên gồm 12 phòng chuyên môn, 07 đơn vị sự nghiệp, 23 đơn vị hiệp chính và nội quản, 8 tổ chức xã hội nghề nghiệp, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, ban xây dựng đảng. Mỗi phòng, ban chuyên môn đều có trưởng phòng phụ trách, một đến 2 phó trưởng phòng, các chuyên viên, cán sự. Biên chế chính thức hiện nay của huyện là 145 người, trong đó số người thuộc diện hợp đồng là 67 người.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tại UBND huyện Phú Xuyên được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy UBND huyện Phú Xuyên (Nguồn: VP UBND huyện Phú Xuyên)

UBND HUYỆN

PHÒNG CHUYÊN MÔN

1. Phòng Tư pháp

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch 3. Phòng Tài nguyên và Môi trường 4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

5. Phòng Văn hoá và Thông tin 6. Phòng Giáo dục và Đào tạo 7. Phòng Y tế

8. Phòng Kinh tế 9. Phòng Quản lý đô thị 10. Phòng Nội vụ 11. Phòng Thanh tra

12. Văn phòng HĐND -UBND huyện

ĐƠN VỊ HIỆP QUẢN

1. Công an huyện

2. Tòa án nhân dân huyện 3. Viện kiểm sát Nhân dân 4. Ban chỉ huy quân sự huyện 5. Ban quản lý dự án

6. Điện lực Phú Xuyên 7. Đội giao thông công chính 8. Đội quản lý thị trường số 11 9. Chi cục thuế 10. Chi cục thi hành án

11. Kho bạc huyện

12. Bảo hiểm xã hội huyện

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 3. Trung tâm thể dục thể thao

4. Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình

5. Trung tâm phát triển cụm công nghiệp

6. Đài truyền thanh

7. Trung tâm phát triển cụm công nghiệp

CÁC TỔ CHỨC XÃ HÔI, ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ

CÁC BAN, ĐOÀN THỂ

1. Hội: Chữ thập đỏ, người cao tuổi, người mù, người khuyết tật, cựu thanh niên xung phong

2. Ủy ban mặt trận Tổ quốc 3. Hội cựu chiến binh 4. Hội liên hiệp phụ nữ

5. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

6. Liên đoàn lao động 7. Hội nông dân

8. Ban: Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận, Trung tâm bồi dưỡng chính trí, văn phòng huyện ủy

2.1.4. Giới thiệu khái quát về văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

* Cơ cấu tổ chức:

Văn phòng HĐND-UBND huyện Phú Xuyên gồm 01 đồng chí Chánh văn phòng và 03 đồng chí Phó chánh văn phòng.

* Vị trí, chức năng:

- Văn phòng HĐND và UBND huyện Phú Xuyên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.

Đối với các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Văn phòng HĐND-UBND tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

- Văn phòng HĐND-UBND có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ubnd huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Đối với chức năng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân

- Trình UBND huyện chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của UBND. Đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã, thị trấn việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND và Chủ tịch UBND huyện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn, UBND xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

- Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND và Chủ tịch UBND huyện theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất được giao theo quy định của pháp luật;

- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng UBND huyện;

- Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủ tịch UBND huyện; theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã soạn thảo, chuẩn bị các đề án được phân công phụ trách;

- Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản của các phòng, ban chuyên môn, UBND xã, thị trấn trước khi trình UBND và Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định;

- Giúp UBND và Chủ tịch UBND huyện giữ mối quan hệ phối hợp công tác với Huyện uỷ, Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các đoàn thể nhân dân cấp huyện, và các cơ quan, tổ chức của Trung ương, của thành phố đóng trên địa bàn địa phương;

- Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định, chỉ thị của UBND huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có liên quan. Giúp UBND huyện phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó tại các phòng chuyên môn, UBND xã, thị trấn;

- Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của UBND, Chủ tịch UBND huyện; công tác công văn, giấy tờ, văn thư, hành chính, lưu trữ, tin học hoá hành chính nhà nước của UBND huyện;

- Trình UBND dân huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng UBND huyện;

- Phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn UBND xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng UBND huyện theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch UBND huyện;

- Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm điều kiện hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND huyện và các tổ chức có liên quan theo quy định của UBND huyện;

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan;

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND huyện;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND và Chủ tịch UBND huyện giao.

+ Đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND huyện, Văn phòng HĐND-UBND huyện có các nhiệm vụ sau đây:

- Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính tại UBND huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)