nghiệp và phát triển nông thôn
2.2.1. Khái quát về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.2.1.1. Vị trí và chức năng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật [9].
2.2.1.2. Đội ngũ công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn
* CCVC làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 94 cơ quan, đơn vị trực thuộc, gồm: Khối cơ quan quản lý nhà nước là 21 (trong đó có: 7 Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; 8 Cục; 4 Tổng cục); Khối đơn vị sự nghiệp 74 (gồm: 16 đơn vị sự nghiệp khoa học; 38 đơn vị sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp khác
20).
Tổng số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến 30/6/2014 là 15.134 người [24] và có cơ cấu cụ thể như sau:
- Theo từng khối cơ quan, đơn vị [24]:
Cơ quan Bộ:410 người, chiếm 3 %; Các Cục:839 người, chiếm 5%; Các Tổng cục:386 người, chiếm 3%; Khối sự nghiệp công lập:13.499 người, chiếm 89%.
- Theo chức danh công chức, viên chức [24]:
+ Công chức lãnh đạo: 294 người, chiếm 1,9 %. Trong đó: Lãnh đạo Bộ: 8 người; Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Cơ quan Bộ: 41 người; Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương thuộc Cơ quan Bộ: 89 người; Lãnh đạo cấp Cục và tương đương: 45 người; Lãnh đạo Tổng cục : 42 người; Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Tổng cục: 30 người; Lãnh đạo cấp phòng và tương đương thuộc Tổng cục: 39 người;
+ Công chức, viên chức chuyên môn: 14.840 người, chiếm 98,1 %. Trong đó: tại cơ quan Bộ: 5.071 người, chiếm 33,5 %; tại đơn vị sự nghiệp công lập: 12.898 người, chiếm 66,5 %;
- Theo ngạch công chức, viên chức: Chuyên viên cao cấp và tương đương: 96 người, chiếm 0,6 %; Chuyên viên chính và tương đương: 1.961 người, chiếm 12,9 %; Chuyên viên và tương đương: 10.346 người, chiếm 68,5%; Cán sự và tương đương: 1.529 người, chiếm 10,1 %; Nhân viên: 1.202 người, chiếm 7,9 %. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính thấp (chiếm 13,5 %). Công chức, viên chức là chuyên viên
- Theo trình độ chuyên môn được đào tạo: tiến sĩ: 1.006 người, chiếm 6,6%; thạc sĩ: 3.627 người, chiếm 24,1%; cao đẳng và đại học: 7.770 người, chiếm 51,3 %; trung cấp và còn lại: 2.731 người, chiếm 18,0 % [24].
- Theo trình độ lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước:
+ Về trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị cao cấp 996 người, chiếm 6,6 %; Lý luận chính trị trung cấp: 2.600 người, chiếm 17,2 %; Sơ cấp và chưa qua đào tạo là: 11.538 người chiếm 76,2 % [24].
+ Được ĐTBD quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên cao cấp: 256 người chiếm 1,7%; Chương trình chuyên viên chính: 2.768 người chiếm 18,3%; Chương trình chuyên viên: 9.956 người chiếm 65,8%; Cán sự và chưa qua đào tạo: 2.154 người chiếm 14,2% [24].
- Theo trình độ tin học: Đại học và trên đại học: 393 người, chiếm 2,6 %; Trung cấp: 75 người, chiếm 0,5 %; Tin học cơ bản (trình độ A, B): 11.150 người, chiếm 73,7%; Chưa qua đào tạo: 3.516 người, chiếm 23,5% [24].
Tin học là công cụ, kiến thức cần thiết cho mọi công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên đa số CCVC có trình độ tin học cơ bản (trình độ A, B - chiếm 73,7 %).
- Theo trình độ ngoại ngữ: Đại học và trên đại học: 567 người, chiếm 3,7%; Trung cấp: 218 người, chiếm 1,4%; Trình độ C : 881 người, chiếm 5,8 %; Trình độ B và A và chứng chỉ khác: 10.455 người, chiếm 69,1%; Không biết ngoại ngữ: 3.013 người, chiếm 20,0 % [24].
Cùng với tin học, ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) rất quan trọng trong giải quyết công việc. Người có ngoại ngữ tốt sẽ dễ dàng trong khai thác và xử lý thông tin để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Số lượng CCVC làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thể hiện tại bảng 2.1.
TT Cơ cấu theo các nhóm Số lượng Tỷ lệ (người)
Tổng số CCVC làm việc trong các cơ
15.134 100%
quan, đơn vị và trực thuộc Bộ 1 Theo từng khối cơ quan, đơn vị
- Các Cục 839 5%
- Các Tổng cục 386 3%
- Các đơn vị sự nghiệp công lập 13.499 89% 2 Theo chức danh công chức, viên chức
- Công chức lãnh đạo 294 1,9%
- Công chức, viên chức chuyên môn 14.840 98,1% 3 Theo ngạch công chức, viên chức
- Chuyên viên cao cấp và tương đương 96 0,6% - Chuyên viên chính và tương đương 1.961 12,9% - Chuyên viên và tương đương 10.346 68,5% - Cán sự và tương đương 1.529 10,1%
- Nhân viên 1.202 7,9%
4 Theo trình độ chuyên môn được đào tạo - Tiến sĩ 1.006 6,6% - Thạc sĩ 3.627 24,1% - Cao đẳng và đại học 7.770 51,3 % - Trung cấp và còn lại 2.731 18,0 % 5 Theo trình độ lý luận chính trị - Lý luận chính trị cao cấp 996 6,6 % - Lý luận chính trị trung cấp 2.600 17,2 % - Sơ cấp và chưa qua đào tạo 11.538 76,2 % 6 Quản lý hành chính nhà nước:
- Chương trình chuyên viên cao cấp 256 1,7% - Chương trình chuyên viên chính 2.768 18,3%
7 Theo trình độ tin học
- Đại học và trên đại học 393 2,6 %
- Trung cấp 75 0,5 %
- Tin học cơ bản (trình độ A, B) 11.150 73,7%
- Chưa qua đào tạo 3.516 23,5%
8 Theo trình độ ngoại ngữ
- Đại học và trên đại học 567 3,7%
- Trung cấp 218 1,4%
- Trình độ C 881 5,8 %
- Trình độ B và A và chứng chỉ khác 10.455 69,1% - Không biết ngoại ngữ 3.013 20,0 %
(Bảng 2.1. Số lượng CCVC làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số liệu tính đến 30/6/2014 là 15.134 người [24]):
* Công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc
khối địa phương.
Hiện nay cả nước có 63 tỉnh thành. Mỗi một tỉnh thành đều có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi Sở có trung bình 5 chi cục và 4 - 5 phòng.
Thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của Ngành; tích cực, chủ động trong chỉ đạo sản xuất, góp phần đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào áp dụng trong thực tế sản xuất; các phương pháp quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả về địa phương; đóng vai trò tích cực trong việc chuyển tải các chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, chính sách của Nhà nước và tham gia trực tiếp với dân trong thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình đẩy mạnh phát triển kinh tế, làm giàu địa phương và đất nước.
Số lượng công chức, viên chức thuộc khối địa phương hiện có khoảng 82.300 công chức, viên chức công tác tại Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các phòng chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành. Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh là: 33.630 người, chiếm 41,0% và có trình độ chuyên môn như sau: Tiến sỹ: 95
người, chiếm 0,3%; Thạc sỹ: 3.220 người, chiếm 9,6%; Đại học, cao đẳng: 22.364 người, chiếm 66,5%; Trung học chuyên nghiệp: 7.951 người, chiếm 23,6% [24].