ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quá trình thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT được Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai đầy đủ các bước theo như quy trình thực thi chính sách công, bảo đảm các yêu cầu về tổ chức thực thi chính sách. Trong đó áp dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức thực thi chính sách nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT: “Trang bị, cập nhật kiến thức mới; bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp làm việc cho công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu về thực thi nhiệm vụ, lãnh đạo, quản lý và các tiêu chuẩn chuyên ngành, tạo sự chuyển biến về chất, xây dựng hành vi và thái độ làm việc tích cực, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn cần thiết phục vụ công tác” [3].
Nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT bao gồm:
- Lý luận chính trị;
- Chuyên môn, nghiệp vụ;
- Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;
- Tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc
Trong đó: công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT có thể tham gia các lớp bồi dưỡng về những nội dung trên tại các cơ sở bồi dưỡng công chức viên chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo phân cấp và nhiệm vụ Bộ giao. Tuy nhiên những nội dung về bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc học viên có thể lựa chọn tham gia tại các cơ sở bồi dưỡng công chức, viên chức khác ở Trung ương và các địa phương.
Kết quả thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT:
2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT
Quá trình tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện chính sách này một cách chủ động. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức được Bộ Nông nghiệp và PTNT lập trước khi đưa chính sách này vào thực tiễn; đồng thời hàng năm, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đều phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm nhằm duy trì việc thực hiện chính sách. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch tổ chức điều hành: dự kiến cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi. Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành; các cơ quan phối hợp triển khai thực hiện: Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II, 91 cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ (Khối cơ quan quản lý nhà nước là 20 đơn vị: 6 Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, 8 Cục, 4 Tổng cục; Khối đơn vị sự nghiệp 71 đơn vị:
16 đơn vị sự nghiệp khoa học; 36 đơn vị sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp khác 19 đơn vị) và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh.
Nhân sự tham gia quá trình tổ chức thực thi chính sách đó chính là công chức của Phòng Đào tạo thuộc Vụ Tổ chức cán bộ với vai trò quản lý chung về công tác bồi dưỡng công chức, viên chức; CBVC, giảng viên của 02 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và công chức, viên chức phụ trách công tác bồi dưỡng công chức viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách; các nguồn lực tài chính…
Cơ sở kiến trúc và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách chủ yếu đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị của 02 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II. Bên cạnh đó còn bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số cơ quan, đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ bồi dưỡng công chức, viên chức: các Tổng cục, các Cục… thuộc Bộ.
- Xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện các mục tiêu.
Chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT được thực hiện hàng năm, thực hiện theo năm tài chính bảo đảm đầy đủ các bước của quá trình thực thi từ công tác xây dựng kế hoạch năm, tuyên truyền, đăng ký nhu cầu, tổ chức thực hiện, đến tổng kết rút kinh nghiệm…
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra thực thi chính sách:
+ Vụ Tổ chức cán bộ dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi dưỡng công chức viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
+ Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên tham gia bồi dưỡng.
+ Các tổng cục và các cơ quan, đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ bồi dưỡng dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng công chức viên chức của cơ sở bồi dưỡng do cơ quan, đơn vị quản lý.
+ Vụ Tài chính dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí bồi dưỡng thường xuyên hàng năm ở các cơ quan, đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp cùng 02 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II và các cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng quy chế bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Kết quả, ngày 10/10/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 2340/QĐ-BNN-TCCB ban
hành Quy chế ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Quy chế bao gồm những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ tham gia, tổ chức điều hành chính sách; về khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT.
Những năm qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, trong đó công tác bồi dưỡng công chức, viên chức là một trong những giải pháp quan trọng. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện nhiều kế hoạch bồi dưỡng công chức, viên chức như:
+ Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 2534/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Đề án đào tạo cán bộ thống kê và dự báo ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2012-2015 (Quyết định số 1117/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Đề án tăng cường ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 1165/QĐ-BNN- TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến 2020 (Quyết định số 1251/QĐ- BNN-TCCB ngày 3/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ cho CCVC ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2014 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (Quyết định số 2585/QĐ-BNN-TCCB ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT);
+ Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch triển khai chương trình ĐTBD cán bộ quản lý hợp tác xã năm 2014 (Quyết định số 1002/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch bồi dưỡng cấp thẻ kiểm ngư (Quyết định số 4664/QĐ-BNN- TCCB ngày 27/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch ĐTBD chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (Quyết định số 4772/QĐ-BNN-TCCB ngày 31/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch ĐTBD kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý khai thác công trình thủy lợi (Quyết định số 3965/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch ĐTBD thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 4586/BNN-TCCB ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Kế hoạch năm 2015 về thực hiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2015 phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 713/QĐ-BNB-TCCB ngày 4/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
Bên cạnh các đề án, kế hoạch làm nền tảng chỉ đạo, định hướng, hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn ban hành các Quyết định phê duyệt kế hoạch và giao nhiệm vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT [4].
- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành xây dựng được các chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức, viên chức như:
+ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch:
+ Đã xây dựng, thẩm định, ban hành 03 chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch Kiểm ngư viên, Kiểm ngư viên chính, Thuyền viên tàu kiểm ngư (Quyết định số 5314, 5315, 5316/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Đã hoàn thiện việc biên soạn và đang tiến hành thẩm định 08 chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch Kiểm soát viên đê điều; Kiểm soát viên chính đê điều; Kiểm dịch viên động vật; Kiểm dịch viên chính
động vật; Kiểm dịch viên thực vật; Kiểm dịch viên chính thực vật; Kiểm lâm viên chính; Kiểm lâm viên.
+ Chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ Đã xây dựng, ban hành hơn 80 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức, viên chức cụ thể:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường cấp xã miền núi (Quyết định số 2335/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước về nông nghiệp cho công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường cấp xã đồng bằng (Quyết định số 2336/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Chương trình ĐTBD cán bộ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 1003/QĐ-BNN-KTHT, ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT);
+ 33 Chương trình ĐTBD thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành (Quyết định số 3365/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/7/2014 và Quyết định số 3244/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Chương trình bồi dưỡng cấp thẻ kiểm ngư (Quyết định số 3732/QĐ- BNN-TCCB ngày 27/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và kỹ năng giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn (Quyết định số 5059/QĐ-BNN-TCCB ngày 25/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ Chương trình quản lý, khai thác công trình thủy lợi (Quyết định số 3874/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT);
+ Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, nghiệp vụ và kiểm tra, đánh giá chất lượng Hạt trưởng và tương đương (Quyết định số 532/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
+ Chương trình ĐTBD kiến thức, kỹ năng thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2015-2020 (ĐTBD phục vụ cấp Thẻ thanh tra chuyên ngành theo Quyết định số 3289/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
+ 35 Chương trình khung đào tạo ngắn hạn về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực trồng trọt (nông nghiệp), lâm nghiệp, chăn nuôi - thú y, thủy sản thuộc Chương trình công nghệ sinh học (Thực hiện Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/01/2006 phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020” và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTG ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Thủy sản đến năm 2020”.
+ Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý Hợp tác xã, tổ hợp tác: Đã xây dựng, ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn xây dựng, ban hành các Sổ tay hướng dẫn (Sổ tay xã viên hợp tác xã; Sổ tay hướng dẫn về hoạt động tín dụng nội bộ trong Hợp tác xã Nông nghiệp; Sổ tay các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển hợp tác xã Nông nghiệp Việt Nam; Sổ tay hướng dẫn hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn) [4].
2.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phổ biến, tuyên truyền chính sách là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua. Việc tuyên truyền chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT được thực hiện từ trung ương đến các địa phương, trong các cơ quan tổ chức trực thuộc Bộ và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT được quán triệt bằng nhiều hình thức như: tổ chức quán triệt, phổ biến tại các hội nghị; sao gửi các văn bản, tài liệu kèm theo công văn hướng dẫn thực hiện chính sách; lồng ghép việc phổ biến quán triệt chính sách tại các