Giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 80 - 101)

3.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong triển khai các bước thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức tại mỗi cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp

và phát triển nông thôn. Tâp trung nâng cao về kiến thức, hiểu biết chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp và tinh thần, thái độ, trách nhiệm của công chức, viên chức trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức. Yêu cầu mỗi công chức, viên chức tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phải hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Từ đó xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, nguồn nhân lực, vật lực, thời gian, hình thức và phương pháp tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong phổ biến, tuyên truyền chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Yêu cầu đặt ra, mỗi công chức, viên chức tham gia tuyên truyền phổ biến chính sách phải nắm chính xác, đầy đủ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, phạm vi, đối tượng của chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Trên cơ sở đó lựa chọn các kỹ năng, giải pháp, hình thức quán triệt phổ biến, tuyên truyền chính sách phù hợp với từng loại đối tượng như: mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt nghiên cứu các nội dung, chính sách, bàn các giải pháp và phân công thực hiện; tổ chức các lớp tuyên truyền chính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Nông nghiệp, tạp chí Nông nghiệp, bộ phận đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ…, cán bộ làm công tác tuyên

truyền; xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện chính sách gửi cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ để họ tự nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông

nghiệp và phát triển nông thôn: Nâng cao khả năng tổ chức điều hành thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý; phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính sách; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học, hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong duy trì chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Nâng cao khả năng, kiến thức, kỹ năng của công chức, viên chức trong tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo đảm cho chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT được duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Khi thực hiện gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động, đòi hỏi đội ngũ công chức, viên chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức phải có năng lực, kiến thức, sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách; chủ động tham mưu, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT, kiến nghị cơ quan chức năng có liên

quan để điều chỉnh chính sách và áp dụng các biện pháp, hình thức thực thi chính sách một cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới.

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong điều chỉnh chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Trong quá trình tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT nếu gặp khó khăn do môi trường thực tế thay đổi, do chính sách còn những bất cập, hạn chế chưa phù hợp với thực tiễn cần phải có những điều chỉnh nhất định để đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với mỗi giai đoạn. Về nguyên tắc, thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách. Nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, các cơ chế chính sách diễn ra rất năng động và linh hoạt trong quá trình thực thi chính sách. Do đó, đội ngũ công chức, viên chức thực thi chính sách cần phải có năng lực hay kiến thức, kỹ năng đề xuất các giải pháp, biện pháp, cơ chế để thực hiện chính sách một cách có hiệu quả, bảo đảm mục tiêu chính sách đã đề ra; cần có kiến thức, kỹ năng phân tích các hạn chế, bất cập của chính sách, các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức.

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp

và phát triển nông thôn: Năng lực của đội ngũ công chức, viên chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc mục tiêu, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTTN; nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch, các quy chế,

nội quy thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTTN. Ngoài ra, phải có kỹ năng thu thập, cập nhập đầy đủ các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức; các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức để có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm; phát hiện sơ hở trong quản lý, trong tổ chức thực thi, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, hình thức tổ chức thực thi, cơ chế góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm phải chỉ ra được chính xác ưu điểm, nhược điểm, kinh nghiệm thực thi chính sách, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoặc không tốt chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Cùng với việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, của đội ngũ công chức, viên chức tham gia vào quá trình thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT; xem xét, đánh giá kết quả việc thực thi của các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp từ chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Thước đo, căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục

tiêu chính sách, ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu và các quy định cụ thể của chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là công việc khó, phức tạp đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và công chức, viên chức tham gia vào công việc này phải có trình độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định. Không có trình độ, năng lực, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khó có thể đánh giá được chính xác kết quả thực hiện và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT

- Nhận thức đầy đủ, đúng đắn các nội dung của chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT là yêu cầu quan trọng đầu tiên trong quá trình đưa chính sách vào cuộc sống. Các chủ thể tổ chức thực thi chính sách, các lực lượng tham gia và các đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT cần hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chính sách và các giải pháp thực hiện, từ đó tạo ra sự đồng thuận, tạo nên sức mạnh tổng hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT đến các tầng lớp nhân dân; thực hiện công khai chính sách để mọi người biết, bàn, thực hiện và kiểm tra chính sách. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp như: mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, bàn các giải pháp và phân công thực hiện chính sách; gửi các tài liệu hướng dẫn chính sách cho các đơn vị liên quan.

- Đa dạng hóa các hình thức thực thi chính sách: Bên cạnh hình thức thực thi chính sách từ trên xuống, cần cân nhắc sử dụng hình thức thực thi từ dưới lên. Hình thức thực thi chính sách từ dưới lên nhằm giúp cho địa phương, cơ quan đơn vị trực thuộc có thể chủ động triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức theo những điều kiện hiện có, nhằm đạt được mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ; giúp cho địa phương, cơ quan đơn vị trực thuộc có thể chủ động tìm các giải pháp tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả nhất và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho các đối tượng chính sách.

- Chuyển giao nhiệm vụ bồi dưỡng công chức, viên chức mà các Cục, Tổng cục đang đảm nhận về cho các cơ sở bồi dưỡng nhằm tránh sự cồng kềnh

và không đúng chức năng. Tập trung nhiệm vụ bồi dưỡng công chức, viên chức cho 02 trường bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ và một số cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ có đủ năng lực để tăng sức cạnh tranh trong tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Duy trì tốt các nguồn lực cho việc tổ chức thực thi chính sách. Bên cạnh đó cần huy động các nguồn lực: nhân lực, vật lực, kinh phí… từ trung ương, các địa phương, các tổ chức quốc tế. Có thể khai thác các nguồn lực trong nhân dân nhằm giảm bớt chi phí từ ngân sách nhà nước, khai thác sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Nguồn kinh phí cần sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả cao nhất. Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kinh phí và đánh giá hiệu quả việc sử dụng kinh phí.

- Bố trí vị trí công việc chuyên trách theo dõi, tổng hợp, tham mưu về thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức tại mỗi cơ quan đơn vị trực thuộc

Bộ. Gắn liền với vị trí công việc về quy hoạch, bổ nhiệm và đánh giá công chức, viên chức để tạo lên một hệ thống khoa học, logic.

- Tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan; xác định người chịu trách nhiệm chính và những người tham gia phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Trong phân công nhiệm vụ, cần chú ý đến khả năng, tính chất chuyên môn và thế mạnh của từng người; hạn chế tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra là phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, trong chính sách và pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục. Đồng thời, thông qua đó để phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản có liên quan đến thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT. Trong đó, quy định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm học tập nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, kỹ năng đảm bảo thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ chế bảo đảm thực hiện, như: quy định về trách nhiệm của cơ quan sử dụng công chức, viên chức; cách thức xử lý nếu công chức, viên chức không thực hiện các chương trình bồi dưỡng bắt buộc hàng năm; trách nhiệm của

các chủ thể liên quan trong trường hợp quyền học tập của công chức, viên chức bị xâm phạm; đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến thực hiện trách nhiệm học tập của công chức, viên chức. Trên cơ chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức của nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm học tập trong các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cùng với điều này, cần sửa đổi, bổ sung Quy chế bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT, xác định rõ yêu cầu, nội dung, phương pháp, tổ bồi dưỡng tạo khung pháp lý cho thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng cần tập trung kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng; thực hiện nghiêm tiêu chí bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là một trong điều kiện để công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; xây dựng tiêu chuẩn, năng lực và chính sách thu hút giảng viên tham gia giảng dạy tại các cơ sở bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ; bổ sung thêm cơ chế khuyến khích học tập; cụ thể hóa quyền, nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 80 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)