Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại bộ nội vụ (Trang 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành

hành tại một số bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia trên thế giới. 1.3.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới

1.3.1.1. Hàn Quốc

Chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử của Hàn Quốc năm 2010 được xếp hạng 1 (năm 2002, Hàn Quốc đứng thứ 15). Có sự thành công vượt bậc như vậy là do bốn nguyên nhân: Ý chí của Lãnh đạo, phát huy nội lực theo phương châm mọi người dân đều có thể tham gia, tinh thần của doanh nghiệp

và bước tiến công nghệ nhanh đặc biệt trong CNTT. Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử theo mô hình “từ trên xuống”. Vai trò của Chính phủ là then chốt trong mô hình này. Chính phủ đã thể hiện sự sáng tạo trong phát triển minh bạch và hiệu quả các dịch vụ công. Chính phủ cũng giữ vai trò là “nhà đầu tư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển. Phong trào “cộng đồng tự phát triển” đã dấy lên ở Hàn Quốc những năm 1970. Sang những năm 1980, từ thành thị đến nông thôn đều tràn đầy mong muốn thay đổi. Và đến thời điểm này, Chính phủ bắt đầu đẩy mạnh chính sách phát triển CNTT dẫn đến thay đổi sâu sắc toàn xã hội.

Để phổ cập CNTT, Chính phủ đã tạo điều kiện để giảm giá máy tính (PC). Vào những năm 1990, giá 1 máy PC trên thị trường khoảng 2.000 đô la Mỹ. Chính phủ đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước để thiết kế những chiếc PC rẻ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc khi đó đã chọn một hướng đi khôn ngoan bằng cách không cạnh tranh với những hãng lớn như Samsung, LG trong sản xuất mà đi theo một “thị trường ngách” sản xuất PC cho đại đa số người dân Hàn Quốc. Giá PC từ đó liên tục giảm đến 800 đô la Mỹ và vẫn đang tiếp tục giảm.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Hiện nay, bất cứ nơi nào tại Hàn Quốc đều có thể kết nối Internet tốc độ cao. Đặc điểm bố trí dân cư Hàn Quốc sinh sống tại các chung cư tương đối đông cũng là một thuận lợi cho đầu tư phát triển mạng không dây tốc độ cao.

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch đưa chính phủ điện tử vào các Bộ, hướng đến mục tiêu người dân chỉ cần đăng ký tại một cửa là nộp được tất cả các yêu cầu của mình. Hiện nay, Hàn Quốc đang trong giai đoạn xây dựng kết nối giữa các Bộ với nhau.

1.3.1.2. Singapore

Có thể nói Chính phủ điện tử ở Singapore ra đời bắt nguồn từ quyết định tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước vào năm 1981. Chương trình tin học hoá bộ máy hành chính nhà nước (CSCP) bắt đầu thực hiện vào năm 1981 đánh dấu làn sóng đầu tiên của Chính phủ điện tử ở Singapore. Chương trình này nhằm mục đích tiết kiệm nguồn nhân lực, cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, cung cấp nguồn thông tin tốt hơn cho quá trình ra quyết định của Chính phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Mục tiêu chung của chương trình này là nhằm tự động hoá các chức năng hoạt động truyền thống của Chính phủ và hạn chế cách làm việc thủ công, chủ yếu là trên giấy tờ.

Năm 2000, chính phủ Singapore đã đề ra kế hoạch hành động CPĐT lần 1, mục đích nhằm định hướng cho hoạt động và đầu tư về CNTT đối với các dịch vụ công. Mục tiêu của kế hoạch này là đưa toàn bộ dịch vụ công trở thành dịch vụ công trực tuyến. Kế hoạch này được đầu tư khoảng 01 tỷ USD, tập trung phục vụ tương tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (G2B), chính phủ với công dân (G2C) và chính phủ với người lao động (G2E). Kết quả là đến năm 2007, đã có khoảng 1.600 dịch vụ công trực tuyến được xây dựng. Người dân Singapore có thể truy cập những dịch vụ này thông qua một cổng duy nhất, sử dụng một mật khẩu và một mã nhận dạng chung cho tất cả các dịch vụ. Để đảm bảo người dân có thể truy cập dịch vụ công trực tuyến của chính phủ, Singapore đã xây dựng một mạng lưới các ki-ốt cung cập truy cập Internet miễn phí cho người dân. Đồng thời nhiều kế hoạch giúp đỡ những người dân có thu nhập thấp nâng cao trình độ cũng như nhận thức về ứng dụng CNTT. Một số dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai như đăng ký giấy phép lái xe, khai thuế thu nhập, đặt chỗ, đăng ký thương hiệu. Các dịch vụ này luôn sẵn sàng ở chế độ 24/7 tại các ki-ốt và có sự trợ giúp của chuyên gia nếu cần. Một số quỹ phục vụ nghiên cứu được thành lập, cung cấp kinh

phí cho các cơ quan chính phủ thử nghiệm công nghệ mới, công bố thành công và chia sẻ kinh nghiệm với tất cả tổ chức khác. Song song với đó, chính phủ Singapore cũng thực hiện chương trình các dịch vụ Web với mục đích xây dựng và triển khai các dịch vụ trên nền Web trong lĩnh vực hành chính công, khuyến khích các cơ quan chính phủ đưa thông tin và dịch vụ lên môi trường Internet. Chương trình được đầu tư để cải cách cách thức cung cấp và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin và dịch vụ giữa các cơ quan trong chính phủ nhằm đem lại chất lượng dịch vụ tốt hơn. Chương trình dịch vụ cung cấp giấy phép kinh doanh trực tuyến nhằm khuyến khích việc đầu tư vào Singapore thông qua cơ chế đăng ký một cửa thông thoáng, gọn nhẹ.

1.3.1.3. Đan Mạch

Một trong những mục tiêu chính của chương trình tạo ra một chính phủ khác biệt (Different Government) ở Đan Mạch đó là cung cấp dịch vụ công có chất lượng cao, đẩy mạnh việc hợp tác mang tính liên ngành trong các cơ quan chính phủ. Từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các cơ quan, tổ chức nhà nước đã phải đối mặt với yêu cầu phải tạo ra những trang thông tin điện tử riêng của mình để cung cấp thông tin cho người dân. Vì vậy, trong chương trình này đến năm 2007, sẽ có khoảng 65% các dịch vụ công quan trọng nhất sẽ được đưa lên mạng Internet. Các thông tin về người dân, doanh nghiệp, đất đai,… sẽ được tập trung lưu trữ và chia sẻ, tránh tình trạng người dân phải cung cấp cùng một thông tin nhiều lần. Người dân và doanh nghiệp sẽ được cấp mã số nhận dạng điện tử duy nhất, được sử dụng trong giao dịch điện tử. Chính phủ Đan Mạch cũng cho rằng mỗi người dân nên có một trang thông tin cá nhân trên mạng Internet dùng để lưu trữ thông tin cá nhân cũng như quản lý các giao dịch giữa người dân và chính phủ. Chính phủ có thể tận dụng những trang thông tin này để nâng cao chất lượng

dịch vụ công trực tuyến, rà soát nội dung để chính xác phản ánh nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng.

1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước:1.3.2.1. Thành phố Hà Nội: 1.3.2.1. Thành phố Hà Nội:

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, thành phố Hà Nội đã tích cực tạo dựng hành lang pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, quan tâm triển khai dịch vụ công trực tuyến và đưa các chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến vào Kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của thành phố. Cụ thể, đã ban hành các văn bản: Quyết định số 6109/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về ban hành Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3855/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2012 - 2015,...

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, Hà Nội đã đầu tư nguồn lực lớn cho hoạt động dịch vụ công trực tuyến.

Nhờ vậy, đến năm 2014, Hà Nội đã có các thành phần cơ bản của chính quyền điện tử như kết nối mạng WAN cho 100% cơ quan nhà nước, thiết lập và vận hành tốt trung tâm dữ liệu nhà nước thành phố theo chuẩn quốc tế; triển khai cổng thông tin thành phố là nền tảng tích hợp các trang thông tin, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; triển khai một số phần mềm dùng chung như phần mềm 1 cửa liên thông; triển khai 17 hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm đúng tiến độ đề ra; triển khai các ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp, đã có 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 2 trở lên, trong đó 108 dịch vụ công cấp độ3-4.

Ban Chỉ đạo Chương trình CNTT thành phố đã triển khai đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Việc đánh giá, xếp hạng được tiến hành trên 4 nhóm nội dung chính: hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp; nguồn nhân lực triển khai ứng dụng CNTT; cơ chế chính sách và quy định thúc đẩy ứng dụng CNTT. Thành phố Hà Nội đã có văn bản nhằm tăng cường thực hiện họp trực tuyến, đưa tiêu chí ứng dụng họp trực tuyến của các sở, ngành, quận, huyện vào kết quả đánh giá xếp loại ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố hằng năm. Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện xây dựng Đề án thí điểm thực hiện “cơ quan điện tử”.

1.3.2.2. Thành phố Đà Nẵng:

Hiện nay, Đà nẵng là địa phương đầu tiên của cả nước đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến theo mô hình chính quyền điện tử; trong đó trên 41,6% là dịch vụ công trực tuyến mức 3 và mức 4.

Để có những kết quả trên, Đà Nẵng đã không ngừng kiện toàn hạ tầng CNTT-TT, tạo bước phát triển mới, bảo đảm việc kết nối thông tin giữa các sở, ban, ngành, quận huyện, các ban Đảng và cơ quan Trung ương. Đây là nền tảng giúp triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT tại các đơn vị, từng bước góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng chính quyền điện tử tại Đà Nẵng.

Để đảm bảo cung cấp hạ tầng CNTT-TT cho các cơ quan nhà nước, UBND thành phố đã tập trung đầu tư vào hạ tầng với quy mô lớn và hiện đại. Mạng trục thành phố được thiết lập bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng và triển khai đến 72 đơn vị từ văn phòng UBND thành phố đến các sở, ngành, quận huyện, đã được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2009 với đường truyền 100Mbps dùng Internet trực tiếp. Đường truyền này cũng đủ mạnh để triển khai họp trực tuyến với Chính phủ, bộ, ngành Trung ương khi có yêu cầu. Năm 2010 nhiều trung tâm về CNTT tại Đà Nẵng đã được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Khu Công nghiệp CNTT tập trung,

Trung tâm dữ liệu (Data Center), Trung tâm giao dịch, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT...

Từ kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Sự thống nhất, quyết tâm chính trị của lãnh đạo các cấp;

- Vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là người

đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp;

- Có chiến lược phát triển CNTT và xây dựng nền tảng chính quyền

điện tử;

- Tổ chức tham quan, nghiên cứu những mô hình tốt về ứng dụng

CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

- Bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực và khả năng giao tiếp, ứng xử tốt

làm việc tại bộ phận một cửa và cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý giải quyết hồ sơ công việc hành chính có liên quan tổ chức và công dân tại các phòng chuyên môn; đồng thời tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa;

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, địa điểm tiếp dân tiện lợi, tăng cường

ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của bộ phận một cửa, một cửa liên thông;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dịch vụ

công trực tuyến trong mọi tầng lớp nhân dân.

1.3.2.3. Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu:

Trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữa các CQNN thuộc tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử

Việc cung cấp thông tin, trao đổi các văn bản, tài liệu điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu qua các kênh phổ biến: Trang TTĐT, hệ thống thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản điều hành eOffice. Và trở thành kênh chính thống của chính quyền Bà

Rịa - Vũng Tàu trong việc cung cấp các chính sách, quy định pháp luật và thủ tục hành chính, DVCTT phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, để gúp phần đẩy mạnh hoạt động trao đổi văn bản điện tử, Sở TT&TT đã triển khai tích hợp hệ thống thư điện tử vào phần mềm quản lý văn bản (eOffice) đang triển khai ở hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành

Hệ thống quản lý văn bản điều hành (Phần mềm văn phòng điện tử eOffice) đã được triển khai tại 22 cơ quan hành chính cấp tỉnh; Trên 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành; 8/8 huyện, thành phố; 82/82 đơn vị cấp xã (triển khai sử dụng trên máy chủ tập trung của UBND cấp huyện); Việc ứng dụng phần mềm ngày cải thiện, nhiều sở, ngành triển khai phần mềm đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo điều hành (máy chủ tập trung tại sở, ngành). Đặc biệt tại các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo nhiều đơn vị sử nghiệp đã triển khai và khai thác hiệu quả tiện ích của phần mềm cho công tác quản lý điều hành của sở, tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ, giảm thời gian giải quyết công việc hơn so với trước đây: Sở Y tế triển khai tại 15 đơn vị trực thuộc (Sở đã tổng kết từ việc tổ chức khảo sát tại các đơn vị đều đã sử dụng tốt các tiện ích của phần mềm); Sở Giáo dục

& Đào tạo triển khai cho 45 đơn vị trực thuộc (không sử dụng nguồn CNTT

do UBND tỉnh giao).

Sử dụng chữ ký số và con dấu điện tử trên phần mềm quản lý văn bản:

Các cơ quan đã ứng dụng chữ ký số và con dấu điện tử trong việc phát hành văn bản đi trên phần mềm eOffice có: Sở Công thương, TT&TT, Nội vụ, Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động – Thương binh và xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đài Phát thanh truyền

hình Tỉnh. Trong đó, Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Xây dựng chỉ sử dụng con dấu điện tử (lãnh đạo chưa sử dụng chữ ký điện tử).

1.3.3 Kinh nghiệm tại bộ, ngành

1.3.3.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chí phí và góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ứng dụng các phần mềm quản lý như: (i) Hệ thống phần mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần, tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ khoa học và công nghệ … ; (ii) Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; (iii) Trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.

Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như: Giấy mời, tài liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông báo chung, tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, văn bản hành chính, hồ sơ công việc,… là dạng văn bản điện tử được lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại bộ nội vụ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)