Kinh nghiệm tại bộ, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại bộ nội vụ (Trang 36 - 41)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.3 Kinh nghiệm tại bộ, ngành

1.3.3.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chí phí và góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ứng dụng các phần mềm quản lý như: (i) Hệ thống phần mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần, tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ khoa học và công nghệ … ; (ii) Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; (iii) Trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.

Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như: Giấy mời, tài liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông báo chung, tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, văn bản hành chính, hồ sơ công việc,… là dạng văn bản điện tử được lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài là 40%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan là 45%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến với cơ quan bên ngoài là 30%.

Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng thư điện tự công vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống thư điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện đang sử dụng phần mềm quản lý thư điện tử Microsoft Exchange 2007 với tên miền là @mard.gov.vn cùng với 05 máy chủ vận hành, phục vụ. Chất lượng thư điện tử đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước, đặc biệt từ khi có chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ thì số lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ đăng ký sử dụng

ngày càng tăng, đã cung cấp hơn 6.800 tài khoản địa chỉ email cho các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ, bên cạnh đó cung cấp hòm thư điện tử tới các đơn vị cấp Viện nghiên cứu, Trường đào tạo thuộc Bộ, với tần xuất giao dịch hàng ngày khoảng 650 người dùng.

Với 90 % CBCCVC của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được cấp hòm thư điện tử công vụ (@mard.gov.vn). Tuy nhiên, tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng hòm thư công vụ trong công việc mới chỉ đạt 60%.

- Phần mềm CSDL Thống kê: đã vận hành, đáp ứng được mục tiêu tổng

hợp, xử lý báo cáo thống kê của 63 tỉnh thành; Phân hệ chức năng cập nhật trực tuyến số liệu về kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cài đặt và vận hành tốt.

- Hệ thống phần mềm thư viện điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT:

Đã được vận hành, nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hình thành hệ thống liên thông thư viện trong ngành nhằm tăng cường mối liên kết, huy động nguồn lực, cung cấp tài liệu và thông tin của ngành phục vụ cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu, tham gia sản xuất trong và ngoài ngành, xây dựng kho tư liệu số thống nhất trong ngành Nông nghiệp và PTNT, tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác thư viện của ngành và cải tạo hệ thống phòng đọc và phòng làm việc của thư viện.

- Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh: Số liệu thu thập, lưu trữ trong CSDL này được lấy từ nguồn số liệu thống kê chính thức, tư liệu kinh tế xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn, điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và nguồn từ các cơ quan, địa phương. Nội dung gồm dữ liệu từ năm 2000 cho tới năm 2013 với hơn 330 chỉ tiêu được phân loại cụ thể.

hàng phát triển châu Á (ADB) để xây dựng phần mềm và kinh phí Xúc tiến thương mại để thu thập giá của các mặt hàng nông sản tại 17 tỉnh thành trên cả nước và các sàn giao dịch trên thế giới nhằm hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ cũng như Ban chỉ đạo thị trường nông sản thực hiện một cách kịp thời.

- Nhiều phần mềm ứng dụng, tiện ích phục vụ công tác quản lý, nghiên

cứu, sản xuất, phục vụ công việc chuyên môn trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản,… cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành chung của Bộ. Các phần mềm CSDL chuyên ngành, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa

học tại các đơn vị thuộc Bộ đã cập nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các thông báo, báo cáo, chương trình công tác của Bộ, các sự kiện thời sự nổi bật của ngành, tình hình bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…

1.3.3.2. Bộ Giao thông vận tải

Các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu Bộ đã triển khai xây dựng gồm: Hệ thống thư điện tử Bộ Giao thông vận tải, Phần mềm quản lý văn bản đi, văn bản đến, văn bản trình ký, lịch công tác của Lãnh đạo Bộ, Website của Bộ Giao thông vận tải, Các trang thông tin điện tử chuyên ngành khác như Cải cách hành chính, An toàn giao thông, Thông tin đấu thầu, Phòng chống bão lũ,….

Hầu hết các Cục đã có mạng LAN riêng, có hệ thống máy chủ, thiết bị mạng LAN để phục vụ các ứng dụng của nội bộ

- Cục Hàng hải Việt Nam: đã xây dựng Website của Cục; Xây dựng các

CSDL tàu ra vào cảng, quản lý cảng biển, tàu biển và thuyền viên: phần mềm quản lý văn bản; quản lý thông tin cảng biển; quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển; quản lý nhân sự, tiền lương và đào tạo; quản lý thông tin báo cáo tài chính; đăng ký tàu biển và thuyền viên; quản lý thủ tục tàu ra vào

cảng; quản lý thư viện; quản lý số thuyền viên và các GCN, chứng chỉ thuyền viên.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam: đã xây dựng Website của Tổng cục, tuy

nhiên việc cập nhật thông tin còn chưa kịp thời, nội dung Website còn nghèo nàn, sự tương thích của Website đối với các trình duyệt Web còn hạn chế; Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng; Xây dựng các CSDL về cầu, về quản lý quốc lộ, đường giao thông địa phương… Tổng cục Đường bộ cũng đã triển khai nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông như Dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB3 về quản lý quốc lộ (gần 2 triệu USD), dự án quản lý cầu đường bộ (do JBIC hỗ trợ), dự án quán lý giao thông địa phương (do dự án GTNT 3 hỗ trợ).

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã xây dựng Website của Cục, xây

dựng một số cơ sở dữ liệu như CSDL văn bản QPPL ngành đường thủy nội địa, CSDL về phương tiện thủy. Đặc biệt Cục Đường thủy nội địa cũng đã triển khai một số dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng như dự án hệ thống thông tin về các tuyến đường thủy phía Bắc do Canada hỗ trợ, dự án quản lý 2 tuyến đường thủy phía nam mới xong năm 2006.

- Cục Đăng kiểm Việt Nam: đã xây dựng Website của Cục phục vụ hoạt

động tác nghiệp của cán bộ và thông tin quản bá các tin tức, văn bản, dữ liệu về phương tiện GTVT. Quản lý đăng kiểm phương tiện vận tải, quản lý công văn.

- Cục Hàng không Việt Nam: Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác

văn phòng, phần mềm quản lý bay.

- Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Giám định và quản lý chất lượng CTGT: Sử dụng các phần mềm phục vụ công tác văn phòng và một số ứng dụng khác.

- Cục Y tế GTVT: Các phần mềm ứng dụng về quản lý, chuyên môn

nghiệp vụ như quản lý bệnh viện, quản lý hệ y tế dự phòng tại các đơn vị còn 39

bị hạn chế. Hiện chỉ mới có một số phần mềm ứng dụng trên máy tính riêng lẻ như phần mềm quản lý tài chính kế toán TCCTDI, phần mềm quản lý báo cáo thống kê bệnh viện và hồ sơ bệnh án Medisoft do Bộ Y tế ban hành...

1.3.3.3. Bộ Khoa học và Công nghệ

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã được xây dựng và triển khai dùng chung đến đầu mối tại 38/45 đơn vị (chiếm tỷ lệ khoảng 84.5%). Hiện tại, hệ thống đang được thử nghiệm tại một số đơn vị để có thể khép kín vòng xử lý văn bản đến/đi phục vụ công tác điều hành từ cấp Lãnh đạo Bộ đến cấp chuyên viên.

Những văn bản thường xuyên trao đổi dưới dạng điện tử tại Bộ bao gồm: Giấy mời họp; Tài liệu phục vụ cuộc họp; Văn bản để biết, để báo cáo; Thông báo chung của đơn vị; Các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc; Các hoạt động nội bộ khác;…

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp phát và sử dụng thư điện tử chính thống với địa chỉ tên miền là .gov.vn trong công việc (bao gồm Hệ thống Thư điện tử dùng chung của Bộ và Hệ thống Thư điện tử riêng của các đơn vị) đạt 100%. Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua thư điện tử trong nội bộ cơ quan đạt 71%; Tỷ lệ văn bản được trao đổi qua thư điện tử với các cơ quan bên ngoài đạt 43%.

Hoàn thành xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức Bộ KH&CN.

Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&CN (Portal MOST) đảm bảo cung cấp thông tin đến người dân và doanh nghiệp tại địa chỉ truy cập: www.most.gov.vn. Việc quản lý, duy trì vận hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế Tổ

chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN; và Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08/11/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN. Tần suất cung cấp thông tin trung bình đạt khoảng 08 tin bài/ngày, cập nhật các thông tin về các sự kiện của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và của Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến các hoạt động của ngành KH&CN.

Bộ KH&CN đã triển khai dự án nâng cấp Portal MOST, trong đó bổ sung giao diện cho các thiết bị di động, khả năng kết nối mạng xã hội, liên kết và tích hợp các kênh thông tin, dịch vụ công trực tuyến với các cổng thông tin điện tử thành phần của Bộ, tăng cường công khai, minh bạch thông tin tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, có 32/45 đơn vị đã xây dựng và duy trì Trang/Cổng thông tin điện tử (Website/Portal) để cung cấp thông tin của đơn vị phục vụ người dân và doanh nghiệp tra cứu thông tin. Hằng năm, Bộ KH&CN tổ chức đánh giá Website/Portal của các đơn vị trực thuộc Bộ, kết quả cho thấy tỷ lệ Website/Portal của các đơn vị đạt mức “Khá” và “Tốt” tăng đều theo từng năm. Các đơn vị trực thuộc Bộ đã ngày càng nhận thức được việc vận hành, duy trì trang thông tin điện tử của đơn vị mình, hầu hết các đơn vị cập nhật thông tin theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc tại bộ nội vụ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)