Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và ngày này cũng chính là ngày thành lập Viện kiểm sát nhân dân. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc ở 4 cấp, gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 710 Viện kiểm sát cấp huyện tại 710 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
- Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương. - Viện kiểm sát quân sự khu vực.
Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí tổ chức của ngành Kiểm sát trong hệ thống cơ quan Nhà nước
Nguồn: Viện KSNDTC Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên: Có 4 ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát viên sơ cấp.
c) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên: Có 3 ngạch Điều tra viên: Điều tra viên cao cấp; Điều tra viên trung cấp; Điều tra viên sơ cấp;
đ) Kiểm tra viên: Có 3 ngạch Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân: Kiểm tra viên cao cấp; Kiểm tra viên chính; Kiểm tra viên.
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Ủy ban kiểm sát, Văn phòng, Cơ quan điều tra, Các cục, vụ, viện và tương đương, Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây: Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân. Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ. Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp. Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguồn: Văn phòng Viện KSNDTC
Văn phòng Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13) Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra án an ninh (Vụ 1)
Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (Vụ 14)
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2)
Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ 15) Vụ Thực hành quyền công tố và
kiểm sát
điều tra án kinh tế (Vụ 3)
Vụ Thi đua - Khen thưởng (Vụ 16)
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra án ma túy (Vụ 4)
Cơ quan điều tra VKSND tối cao (Cục 1)
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5)
Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin (Cục 2) Vụ Thực hành quyền công tố và
kiểm sát
điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra
Cục Kế hoạch - Tài chính (Cục 3)
trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) Vụ Thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7) Thanh tra VKSND tối cao (T1) Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam
và thi hành án hình sự (Vụ 8)
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2)
Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc
dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9)
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
kiểm sát tại Tp. Hồ Chí Minh (T3)
Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án
hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại,
lao động và những việc khác theo quy định
của pháp luật (Vụ 10)
Tạp chí Kiểm sát (T4)
Vụ Kiểm sát thi hành án dân
sự (Vụ 11) Báo Bảo vệ pháp luật (T5) Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12)