vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý đối với một số lĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cả các đơn vị thực hiện.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng cơ bản
Viện KSNDTC cần chuyển đổi sang phương pháp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư theo thời hạn 3-5 năm, phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa vốn tài chính mới của Nhà nước, bảo đảm cấp đủ và ổn định vốn cho các dự án đầu tư. Hoàn thiện bộ máy và tăng cường nhân lực cho khâu kế hoạch đầu tư của ngành.
Về kế hoạch vốn đầu tư, cần đổi mới cơ chế phân bổ vốn chi đầu tư xây dựng từ NSNN cho ngành và phân bổ cho các viện KSND cấp tỉnh, huyện, cơ chế quyết định vốn đầu tư cho ngành KSND cần thay đổi theo hướng phân bổ vốn theo giai đoạn (trung hạn và dài hạn) gắn với từng dự án với thời gian đầu tư nhiều năm.
Viện KSNDTC phải được chủ động phân bổ vốn cho các dự án theo yêu cầu của ngành. Trên cơ sở đó, Viện KSND tối cao sẽ chủ động hơn trong việc cân đối lựa chọn ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc của Viện KSND các cấp, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng; hạn chế được tình trạng đầu tư dàn trải, nợ đọng kéo dài, phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư (nếu có) vì dự án kéo dài nhiều năm, lãng phí cho NSNN do không chủ động được kế hoạch vốn trước.
Viện KSNDTC cần có quy chế phối hợp với UBND các tỉnh cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ các cơ quan tư pháp nói chung và ngành KSND nói riêng hoạt động trên địa bàn địa phương; hỗ trợ cấp đất
sạch (đã giải phóng đền bù), bảo đảm diện tích xây dựng trụ sở Viện KSND các cấp theo quy hoạch và theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Việc phối hợp các nguồn vốn phải theo nguyên tắc tập trung đầu mối và tuân thủ quy định sử dụng vốn NSNN.