Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 73 - 77)

Về nguyên nhân khách quan

- Khung pháp lý, quy trình quản lý đầu tư công còn nhiểu bất cập. Tình trạng thiếu vốn phân bổ cho các dự án theo tiến độ hàng năm mang tính phổ biến ở các công trình của ngành. Về vốn đầu tư, Nhà nước giao cho Viện KSND tối cao theo kế hoạch hàng năm chỉ đạt 30% so với nhu cầu thực tế, dẫn đến nhiều công trình đang xây dựng chưa bố trí đủ vốn để tập trung thi công xây dựng công trình hoàn thành theo kế hoạch để đưa vào sử dụng, các dự án đã được phê duyệt nhưng do nguồn vốn hạn chế nên phải tạm dừng khởi công hoặc giãn tiến độ.

- Biến động về giá của thị trường cũng làm cho việc giao thầu, quản lý nhà thầu thêm phức tạp khi phải điều chỉnh giá thầu. Trong những năm qua đơn giá vật liệu, nhân công đều tăng (nhất là giá thép tăng đột biến), chế độ thanh

toán của Nhà nước cũng có điều chỉnh dẫn đến việc phải điều chỉnh giá trị tổng mức đầu tư công trình nên thực tế số vốn đầu tư còn thiếu nhiều so với yêu cầu.

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn trong xây dựng trụ sở làm việc do nhà nước ban hành không ổn định, thay đổi không dự bảo được. Ví dụ, quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg về tiêu chuẩn diện tích làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp theo chiều hướng tăng quy mô tiêu chuẩn diện tích. Tuy nhiên với tiêu chuẩn diện tích theo quyết định 260/QĐ- TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng cho phép về tiêu chuẩn diện tích làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành KSND vì thực tế vì ngành KSND cần có những diện tích mang tính chất đặc thù riêng của cơ quan tư pháp. Ngoài ra, việc chia tách thành lập mới các tỉnh, huyện làm cho đầu tư cũng bị động theo. Có nhiều đơn vị mới thành lập, chia tách theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, các dự án đầu tư xây dựng cũng phải di chuyển theo quy hoạch của địa phương mà Viện KSND tối cao chưa dự kiến được.

Về nguyên nhân chủ quan:

- Trình độ, năng lực về quản lý đầu tư xây dựng của ngành KSND còn yếu kém cả về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Ở cấp Viện KSND tối cao bộ phận quản lý tài chính đầu tư và quản lý dự án ít người được đào tạo chính quy, thường phải kiêm nhiệm nhiều việc. Đối với cấp tỉnh và huyện, đặc biệt là các huyện nhỏ, ít người các huyện miền núi, hải đảo biên chế không lớn, có huyện chỉ có 5 biên chế lại còn phải tập trung vào chuyên môn chính nên cán bộ chuyên môn giúp việc về quản lý đầu tư xây dựng thiếu và yếu về con người về chuyên môn nghiệp vụ, vì vậy việc nghiên cứu thực hiện đầu tư theo quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành còn nhiều hạn chế, còn chậm,

còn nhiều lúng túng, việc thực hiện đầu tư chủ yếu dựa vào tư vấn quản lý dự án. Chủ đầu tư ở địa phương thường là các đồng chí kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên môn giúp việc, hầu hết phải thuê tư vấn thực hiện. Biến động cán bộ quản lý ở nhiều dự án làm thay đổi chủ đầu tư đến mấy lần do điều động luân chuyển cán bộ, việc bàn giao lại cho người kế nhiệm chưa đúng theo quy định dẫn tới nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng nhiều năm vẫn chưa có báo cáo quyết toán trình Viện KSND tối cao phê duyệt.

Năng lực một số đơn vị tư vấn, nhà thầu còn hạn chế dẫn đến chất lượng quản lý dự án, hồ sơ trình phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt dự án hoàn thành một số công trình chất lượng còn kém; thời gian chuẩn bị dự án và thi công kéo dài, phải gia hạn thời gian thực hiện

Để công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng của ngành KSND thực sự đạt hiệu quả cao, việc nghiên cứu đề ra các giải pháp để khắc phục các nguyên nhân, hạn chế các tồn tại, phát huy các mặt tích cực trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng là vô cùng quan trọng, góp phần thiết thực vào sự phát triển ngành KSND đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng trong thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện KSNDTC cụ thể như: trình bày cơ cấu tổ chức nguồn lực thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng, thực hiện pháp luật về cấp phép xây dựng, thực hiện pháp luật về khảo sát xây dựng, thực hiện pháp luật về thiết kế xây dựng, thực hiện pháp luật về lập và thẩm định dự án, thực hiện pháp luật về lựa chọn nhà thầu, thực hiện pháp luật về thanh quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, thực hiện pháp luật về quản lý chất lượng công trình, thực hiện pháp luật về quản lý tiến độ thực hiện dự án, thực hiện pháp luật về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thực hiện phấp luật về quản lý hợp đồng,..Cung như đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại chủ yếu, nguyên nhân của những tồn tại trong thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện KSNDTC giai đoạn 2016 – 2020 là cơ sở để đề ra các giải pháp hoàn thiện thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại Viện KSNDTC trong chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO 3 .1. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm vào quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản tại viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)