Hoạt động tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước dân chủ, pháp quyền luôn được ghi nhận bằng pháp luật. Nội dung của pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của chắnh quyền phường cũng tác động đến tổ chức và hoạt động của chắnh quyền phường theo hai khuynh hướng: (i) Pháp luật giúp chắnh quyền phường năng động và hiệu quả khi các quy định của pháp luật thông thoáng, phù hợp yêu cầu QLNN đối với từng loại đối tượng, từng địa bàn, trên tất cả các nội dung từ con người, tổ chức, thủ tục, tài chắnh, phạm vi đối tượng tác động trong quản lý. (ii) Pháp luật là gánh nặng mà chắnh quyền phường phải kéo lê khi vận hành khi các quy định của pháp luật cứng nhắc, nặng nề, không phù hợp với đối tượng tác động. Trong 2 chiều hướng này thì chiều hướng thứ hai không ai muốn xảy ra.
Ngoài ra, vấn đề phân cấp quản lý trong hoạt động QLNN giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp CQĐP là vô cùng quan trọng. Phân cấp quản lý là sự phân chia các đơn vị hành chắnh - lãnh thổ, xây dựng mô hình CQĐP và phân định thẩm quyền hợp lý giữa các cấp chắnh quyền bằng luật
hoặc văn bản dưới luật cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của mỗi cấp để nhằm thực thi hiệu quả hơn quyền lực nhà nước.
Chắnh quyền phường được sự phân cấp từ chắnh quyền quận Sự phân cấp đó có thể: Tạo điều kiện thuận lợi để chắnh quyền quận phát huy vai trò tốt nhất trong quản lý khi mở rộng nội dung phân cấp một cách hợp lý trên cơ sở phù hợp với năng lực của cơ quan được phân cấp. Gắn việc phân cấp với hoạt động kiểm tra, giám sát tốt chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chắnh và các nguồn lực để thực hiện tốt việc phân cấp. Ngược lại, phân cấp có thể gây khó khăn cho chắnh quyền quận trong hoạt động quản lý trên địa bàn quận khi bó hẹp, thiếu hợp lý trong việc phân cấp, thiếu kiểm tra kiểm soát, không trao các điều kiện cần thiết để thực hiện việc phân cấp (phân cấp nhưng không phân quyền hoặc phân quyền hạn chế, không tương xứng với nội dung phân cấp, hoặc không trao các điều kiện để thực hiện việc phân cấp).
Xu hướng chung của nền quản trị địa phương tại các quốc gia trên toàn cầu hiện nay là ngày càng mở rộng và tạo điều kiện thông thoáng nhất cho CQĐP, chắnh quyền phường nói riêng mà điểm tận cùng của nó là chế độ tự quản địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt cho chắnh quyền cấp dưới trong quản lý và điều hành các lĩnh vực thì việc phân cấp quản lý cần phải có sự kiểm tra kiểm soát, đánh giá chặt chẽ, trên cơ sở năng lực và điều kiện thực thi của CQĐP được phân cấp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của QLNN ở địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu quy định của pháp luật, quy định về phân cấp quản lý đối với tổ chức và hoạt động của chắnh quyền phường là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, là nền tảng cho việc thiết kế, đề xuất các mô hình tổ chức bộ máy và hoạt động của chắnh quyền phường ở nước ta hiện nay.