Nhóm giải pháp cụ thể tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 86 - 105)

3.2.2.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND phường -Nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND phường

HĐND hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ họp, chỉ tại các kỳ họp mới triệu tập đầy đủ các đại biểu HĐND, mọi vấn đề quan trọng đều được đưa ra quyết định tại các kỳ họp HĐND. Chắnh vì vậy, có thể nói kỳ họp HĐND là hoạt động cơ bản, chủ yếu và đóng vai trò quan trọng nhất của HĐND một cấp.

Pháp luật của nước ta đã có những quy định về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành kỳ họp HĐND. Tuy nhiên những quy định này gần như mang tắnh định hướng chung nhất, để HĐND các cấp căn cứ và tổ chức kỳ họp. Còn nếu muốn các kỳ họp HĐND ngày càng chất lượng, hiệu quả thì HĐND phải tùy vào điều kiện thực tiễn để có những giải pháp phù hợp. Để có được một kỳ họp HĐND phường thực sự hiệu quả phụ thuộc vào cả chuỗi các hoạt động của HĐND, của Thường trực, các Ban, các đại biểu HĐND phường cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan như UBND phường,

UBMTTQ phường và sự tham mưu, giúp việc của các cơ quan chuyên môn có liên quan. Cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp sáng tạo, mới mẻ nhằm nâng cao chất lượng các kỳ họp một cách thiết thực.

Trước hết, để tổ chức tốt 1 kỳ họp, cần căn cứ nghị quyết của HĐND phường về chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm và tình hình thực tiễn của huyện để phối hợp chặt chẽ với UBND, UBMTTQ phường tổ chức Hội nghị liên tịch thống nhất những vấn đề cần đưa ra bàn, quyết định tại mỗi kỳ họp HĐND phường. Hội nghị liên tịch có sự tham gia của các Ban của HĐND phường, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành liên quan để cùng bàn và thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác chuẩn bị kỳ họp; quy định cụ thể thời gian hoàn thành các văn bản trình tại kỳ họp đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Việc thống nhất chọn trúng, chọn đúng những nội dung kỳ họp là cơ sở đáp ứng được những yêu cầu về thực tiễn quản lý, điều hành của chắnh quyền phường vừa gắn với thực tiễn xã hội trên địa bàn từng phường sẽ góp phần thu hút được sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân tại địa phương.

Tiếp theo, Thường trực HĐND phường cần lên phương án chỉ đạo các Ban HĐND phường căn cứ chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm và nội dung, chương trình của từng kỳ họp, phải chủ động tiến hành các hoạt động giám sát, khảo sát về những nội dung sẽ trình kỳ họp. Chắnh từ những cuộc giám sát, khảo sát đó các Ban sẽ có cái nhìn tổng quan và thực tế về từng nội dung trình kỳ họp, làm căn cứ cho báo cáo thẩm tra của Ban cũng như việc lựa chọn các vấn đề để đưa ra chất vấn tại kỳ họp. Thường trực HĐND phường cần phải chỉ đạo các Ban chủ động tham gia với UBND phường và các bộ phận chuyên môn của UBND phường ngay từ đầu và trong suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện các tài liệu trình kỳ họp. Trên cơ sở đó, những vấn đề vướng mắc trong quá trình chuẩn bị nội dung các báo cáo, đề án, tờ trình,

dự thảo nghị quyết trình kỳ họp sẽ đýợc tháo gỡ kịp thời; đảm bảo mỗi nội dung khi đýa ra kỳ họp đều đã được bàn thảo kỹ càng, trau chuốt và có chất lượng. Đối với những vấn đề lớn, phức tạp, Thường trực HĐND phường thống nhất với UBND phường về những nguyên tắc, định hướng lớn để làm căn cứ cho các bộ phận chuyên môn xây dựng báo cáo.

Tiếp theo, Thường trực HĐND phường có kế hoạch phân công sớm và chỉ đạo các Ban nâng cao chất lượng công tác thẩm tra. Báo cáo thẩm tra của các Ban phải rõ quan điểm, đủ căn cứ để tham mưu, định hướng cho việc bàn, quyết định của HĐND phường. Chỉ đạo các Ban tranh thủ ý kiến chuyên gia, ý kiến phản biện của UBMTTQ trong quá trình thẩm tra.

Trước khi khai mạc kỳ họp 7-10 ngày, Thường trực HĐND và UBND phường tổ chức họp để rà soát lại toàn bộ công việc chuẩn bị cho kỳ họp, thông tin về những vấn đề cần quan tâm qua thẩm tra của các ban, quyết định việc trình bày nội dung nào trong kỳ họp và bàn bạc hướng xử lý những vấn đề có thể phát sinh trong thảo luận tại kỳ họp HĐND phường. Trong việc triệu tập các đại biểu HĐND phường, cần có biện pháp duy trì kênh thông tin, liên lạc để đảm bảo các đại biểu HĐND có mặt và tham dự kỳ họp đầy đủ nhất.

Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt công tác tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND phường. Đây là việc làm thường xuyên của HĐND phường và đại biểu HĐND phường mỗi năm trước và sau kỳ họp. Để tránh việc hình thức trong tiếp xúc cử tri của đại biểu nên tổ chức tiếp xúc cử tri theo hướng giảm thời gian đọc báo cáo, tăng thời thời gian cho cử tri được phát biểu ý kiến của mình. Tại mỗi cuộc tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND phường cần chỉ đạo phải có sự tham gia của các bộ phận chuyên muôn của UBND phường để có thể giải đáp ngay tại chỗ, kịp thời một số ý kiến, kiến nghị của cử tri. Các kiến

nghị của cử tri được tổng hợp đầy đủ, khách quan, gửi UBND phường trả lời đúng tiến độ và đăng tải công khai để cử tri và nhân dân quan tâm theo dõi.

Một yếu tố quan trọng nữa là cần phải đổi mới công tác điều hành kỳ họp theo hướng ngắn gọn, thiết thực, giảm thời gian đọc báo cáo trên hội trường, phát huy vai trò thẩm tra của các ban, định hướng những vấn đề trọng tâm để thảo luận. Phát huy vai trò của Chủ tọa điều hành các kỳ họp, Chủ tọa cần linh hoạt, chủ động điều hành kỳ họp cho phù hợp thực tế diễn biến kỳ họp và đảm bảo thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được thông qua.

Trong phiên họp, cần áp dụng linh hoạt các hình thức biểu quyết để thông qua Nghị quyết, đối với những biểu quyết về những vấn đề có tắnh chất tế nhị và quan trọng như kiện toàn nhân sự, bầu các chức danh chủ chốt cần áp dụng hình thức bỏ phiếu kắn, danh sách đề cử nên có số dư không nên bầu tròn để đảm bảo các đại biểu HĐND phường có sự lựa chọn thay vì chỉ gạch phiếu đồng ý hay không đồng ý với một người đã được đề cử sẵn.

Cuối cùng, trong mọi hoạt động của HĐND phường phải luôn quán triệt, bám sát và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Trước mỗi kỳ họp HĐND phường, Thường trực HĐND phường chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đảng ủy về chương trình, thời gian kỳ họp HĐND và những nội dung quan trọng, những vấn đề nổi cộm ở địa phương. Đối với những chắnh quyền thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh Bắ thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND phường thì vấn đề này lại càng dễ thực hiện hơn, và cần được áp dụng triệt để hơn nữa.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND phường

Việc bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở nước ta hiện nay nhìn chung còn nặng về hình thức. Hình thức ngay từ khâu lựa chọn, sắp xếp người vào hiệp thương để lên danh sách ứng cử, vì chỉ nhìn vào danh sách ứng cử cũng dễ thấy sự chênh lệch nhất là về chức vụ, quyền hạn của những người ứng cử.

Bầu cử là ngày hội của người dân nhưng người dân lại không mấy tha thiết với quyền bầu cử của mình vì trong thực tế kết quả người trúng cử gần như đã được dự báo trước. Trong bầu cử hầu như mới chỉ quan tâm đến cơ cấu, thành phần đại biểu mà chưa thực sự đề cao chất lượng.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND phường, phát huy vai trò người đại biểu dân cử trong hoạt động của HĐND phường cần thực hiện một số giải pháp sau:

Phải làm tốt ngay từ khâu tổ chức bầu cử đại biểu HĐND phường, cần thực sự coi trọng việc lựa chọn các ứng cử viên để bầu; việc xây dựng cơ cấu đại biểu cần cân nhắc làm thế nào vừa đảm bảo tắnh cơ cấu (vùng miền, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, độ tuổi, giới tắnhẦ), vừa đảm bảo chất lượng đại biểu, không nên nặng về cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn năng lực. Vì chất lượng đại biểu là gốc, là cái căn bản, phải tạo cho cử tri có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được những đại biểu đủ đức, đủ tài, tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử, có đủ năng lực, điều kiện và đủ dũng khắ để đại diện cho họ thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu HĐND.

Tiếp theo cần quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, vị trắ, quyền hạn trách nhiệm của HĐND và đại biểu HĐND phường. Đây cũng là cách tạo ra áp lực của dư luận xã hội đối với đại biểu HĐND phường, buộc mỗi đại biểu phải hoạt động tốt hơn, có trách nhiệm hơn trước xã hội và cử tri. Đồng thời mỗi đại biểu HĐND phải xác định đúng vị trắ, vai trò và nhiệm vụ là Ộngười đại diện cho ý chắ, nguyện vọng của nhân dân địa phươngỢ. Từ đó chủ động, tắch cực tham gia các hoạt động thuộc trách nhiệm của người đại biểu, thể hiện đầy đủ quyền hạn của mình trên các lĩnh vực hoạt

động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và nhiệm vụ của người đại biểu HĐND.

Phải xây dựng cơ cấu bộ máy tương ứng với trách nhiệm, quyền hạn của đại biểu HĐND. Luật hiện hành đã quy định rất rõ ràng về cơ cấu tổ chức của HĐND, tuy nhiên thực tế là đa số các đại biểu HĐND phường đều hoạt động kiêm nhiệm, ngay cả Chủ tịch HĐND phường cũng là kiêm nhiệm, việc hoạt động kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND phường tuy thuận lợi về việc lãnh đạo thống nhất về chủ trương, tuy nhiên cũng rất bất cập trong tình hình sắp tới có thể thực hiện nhất thể Chủ tịch UBND phường và Bắ thư Đảng ủy phường là một hoặc có thể dẫn đến tình trạng sao nhãng trách nhiệm. Ngoài ra, các trưởng ban, phó ban HĐND phường cũng kiêm nhiệm, chồng chéo công việc, dân đến trách nhiệm không cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây khó khăn cho việc điều hành của Thường trực HĐND phường. Vì vậy cần quy định cụ thể và tăng cường vai trò lãnh đạo của đại biểu hoạt động chuyên trách trong Thường trực HĐND phường.

Ngoài ra, cần có quy định chặt chẽ về cơ chế giám sát để tập thể HĐND và cử tri trong phường giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của các đại biểu HĐND phường nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đại biểu trước cử tri. Cần quy định cụ thể thời gian đại biểu HĐND phải dành cho hoạt động dân cử trong từng tháng hoặc quý; quy định chế độ sinh hoạt định kỳ để nhận xét đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu và đại biểu HĐND phường. Hàng năm, mỗi đại biểu HĐND phải xây dựng chương trình công tác, đăng ký với Thường trực HĐND và báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Có quy định cụ thể trong Luật về thời gian tối thiểu đại biểu HĐND kiêm nhiệm phải dành cho hoạt động của HĐND; thực hiện cơ chế tự kiểm điểm đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của mỗi đại biểu. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới việc khen thưởng đối với đại biểu HĐND.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức (Hội thảo, tập huấn theo chuyên đềẦ). Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý Nhà nước, pháp luật và kỹ năng có tắnh đặc thù trong hoạt động như: kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên, thẩm tra, chất vấn, phản biện....Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các đại biểu toàn tâm, toàn lực cho vai trò là đại biểu của dân, nhất là tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho các đại biểu kiêm nhiệm để giúp đại biểu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát

Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của HĐND phường là nâng cao chất lượng hoạt động của các đại biểu HĐND phường, vì xét đến cùng người thực hiện hoạt động giám sát chắnh là các đại biểu HĐND phường. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND phường, quan tâm lựa chọn đại biểu HĐND phường có năng lực, trình độ cũng là nâng cao năng lực giám sát của đại biểu HĐND, HĐND phường.

Mặt khác cần nâng cao năng lực giám sát của Thường trực HĐND và các Ban HĐND phường. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, Thường trực HĐND và các Ban HĐND phường phải chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong hoạt động giám sát; phát huy trách nhiệm của thành viên Ban trong hoạt động giám sát (nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, đóng góp ý kiến). Thường xuyên chọn vấn đề và nội dung để tổ chức giám sát qua cuộc họp, hội nghị chuyên đề. Qua đó, chất vấn, giải trình tìm ra biện pháp, giải pháp để giải quyết những vấn đề bức xúc, thời sự được đa số cử tri và nhân dân quan tâm. Nâng cao năng lực dự báo tình hình, sâu sát cơ sở, thực tiễn, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến của cử tri để thu thập thông tin, xử lý thông tin và quyết định các vấn đề cần thiết giám sát. Giám sát nhằm bảo đảm

pháp luật và nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc cho hoạt động của cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, qua đó động viên khuyến khắch tổ chức, cơ quan phát huy những mặt tốt, chỉ ra những sai sót cần sửa chữa, khắc phục, từ đó tạo quan hệ gắn bó, đồng hành giữa Thường trực HĐND, các Ban HĐND phường với cơ quan, đơn vị, cơ sở được giám sát, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế-xã hội của phường.

Tiếp theo, phải đổi mới hình thức, phương thức giám sát đảm bảo thực chất, hiệu quả hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giám sát phải đảm bảo tắnh sẵn sàng hợp tác giữa cơ quan dân cử với cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật, cần phối hợp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của chắnh quyền. Do đó, phải đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả: từ việc xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; đến tổ chức đoàn giám sát, khảo sát gọn, chất lượng, tránh cồng kềnh, rườm rà, gây khó khăn cho đơn vị; đổi mới việc lập chương trình, kế hoạch, thời gian, các điều kiện khác phục vụ hoạt động giám sát cho linh hoạt, hiệu quả. Có cơ chế mời các nhà chuyên môn am hiểu sâu, rộng lĩnh vực giám sát tham gia cùng các Đoàn giám sát của HĐND phường để nâng cao chất lượng phát hiện các vấn đề trong giám sát.

Tăng cường giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, nhất là với UBMTTQ phường và các đoàn thể trong hoạt động giám sát, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND phường trao đổi về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật nói chung cũng như trao đổi kinh nghiệm trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 86 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)