hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và đặc thù của địa phương
Sự thay đổi trong đời sống xã hội đòi hỏi phải có sự đổi mới, điều chỉnh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chắnh nhà nước nói chung và chắnh quyền huyện nói riêng nhằm thắch ứng với những yêu cầu trong quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Các đơn vị hành chắnh lãnh thổ về thực chất rất khác nhau trên nhiều phương diện, từ các yếu tố địa lý, tự nhiên, tắnh chất và trình độ phát triển kinh tế xã hội, văn hóa đến cơ cấu dân cư, tâm lý xã hội và truyền thống văn hóa. Sự khác nhau trên nhiều phương diện như vậy đòi hỏi các đơn vị hành chắnh lãnh thổ phải được tổ chức và quản lý phù hợp với các điều kiện đặc thù của chúng. Có như vậy mới thực sự phát huy được thế mạnh của từng khu vực đơn vị lãnh thổ, phát triển, giải phóng các tiềm năng kinh tế xã hội và văn hóa truyền thống, đồng thời khắc phục được điểm yếu của từng vùng để thúc đẩy sự phát triển theo thế mạnh của địa phương và của cả nước.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và bố trắ cán bộ, công chức của chắnh quyền phường phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương, bảo đảm sự tương thắch giữa khối lượng thẩm quyền và năng lực thực hiện của chắnh quyền phường.
Điều đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu để đổi mới tổ chức và hoạt động chứ không nên thống nhất một kiểu mô hình cứng nhắc như hiện nay là phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền giống nhau, cơ cấu tổ chức bộ máy giống nhau, bố trắ cán bộ, chế độ, chắnh sách giống nhau giữa các địa phương,
các vùng miền, giữa các cấp chắnh quyền... Quán triệt quan điểm này sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lư của chắnh quyền cấp phường trên cả nước.