Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 83 - 86)

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chắnh quyền phường

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chắnh quyền địa phương ở nước ta hiện nay tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ sau nhiều lần cải cách và sửa đổi, gần đây nhất là ban hành mới một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chắnh quyền địa phương các cấp, bao gồm: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chắnh quyền địa phương năm 2015; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chắnh phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chắnh phủ Quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy t nh, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, băi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND và hiện nay chúng ta đang tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhiều văn bản mới nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chắnh quyền địa phương năm 2015. Việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chắnh quyền địa phương ở nước ta trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết. Vì văn bản hiện nay tuy nhiều nhưng lại chưa đầy đủ, chưa có tầm bao quát, nhiều quy định còn chung chung, dàn trải khó áp dụng trong thực tế, nhiều quy định chồng chéo giữa các văn bản và các cơ quan ban hành. Hiện nay các văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp, trong đó có UBND phường đã tương đối đầy đủ tuy nhiên văn bản quy định về hoạt động, quy trình thủ tục phê chuẩn, miễn nhiệm, quy chế hoạt động đối với HĐND còn chưa đầy đủ. Vì vậy, cần bổ sung các văn bản quy

định và hướng dẫn chi tiết về tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, đại biểu HĐND các cấp.

Các văn bản pháp luật hiện nay đã có sự phân định giữa chắnh quyền địa phương ở đô thị và chắnh quyền địa phương ở nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chắnh kinh tế đặc biệt. Sự phân biệt này là tất yếu và cần thiết vì mỗi khu vực khác nhau với những đặc thù khác nhau nên cần có những quy định linh hoạt phù hợp với từng khu vực cụ thể.

3.2.1.2. Phân định rõ thẩm quyền của chắnh quyền phường, tăng cường phân cấp quản lý, gắn phân cấp với phân quyền trong tổ chức và hoạt động của chắnh quyền phường

Thời gian gần đây việc phân cấp, phân quyền trong quản lý là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở các cấp chắnh quyền địa phương. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa thực sự trao quyền cho các địa phương. Các quy định về phân cấp quản lý còn ắt và chưa đầy đủ.

Phân cấp, phân quyền là nội dung cực kỳ quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc phân cấp cho chắnh quyền các cấp, trong đó có chắnh quyền huyện cần chú trọng các nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, phải có đầy đủ các quy định của pháp luật để bảo đảm việc thực hiện phân cấp, phân quyền. Trong thực tế cần xét đến tắnh chất hai mặt của việc phân cấp, phân quyền là thường có hai xu hướng: một là, các cơ quan cấp trên luôn muốn thu hút quyền lực, làm thay cơ quan cấp dưới, cơ quan trung ương làm thay chắnh quyền địa phương; hai là, các cấp chắnh quyền ở địa phương luôn có mầm mống cát cứ trỗi dậy. Nhất là đối với một quốc gia nặng truyền thống văn hóa làng xã như Việt Nam. Do vậy, việc phân cấp, phân quyền phải luôn đặt dưới sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật, có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những quyền hạn đã phân cấp cho

từng cấp chắnh quyền cụ thể để tránh xảy ra tình trạng lạm quyền, hoặc quá tập trung quyền lực vào chỉ một cấp.

Thứ hai, phân cấp, phân quyền phải nhằm mục đắch phục vụ trực tiếp cho nhân dân tốt hơn vì bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, nghĩa vụ quan trọng nhất là phục vụ trực tiếp nhân dân thay vì quản lý nhân dân, quản lý xã hội. Việc phân cấp là để đảm bảo cho nhân dân được thụ hưởng các quyền lợi một cách đơn giản hơn ngay tại cấp chắnh quyền gần mình nhất, tránh tình trạng phân cấp chỉ làm lợi cho một bộ phận cán bộ, công chức người làm việc trong cơ quan nhà nước.

Thứ ba, phân cấp, phân quyền cho chắnh quyền phường cần làm rõ và khẳng định vai trò, trách nhiệm tự quyết, tự chịu trách nhiệm của chắnh quyền phường. Trong đó, tất cả nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trên địa bàn phường, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, phải phân định đâu là trách nhiệm trực tiếp, gián tiếp, chủ yếu, thứ yếu...

Những vấn đề phục vụ trực tiếp nhân dân thì giao chủ yếu cho chắnh quyền phường, cơ quan nhà nước cấp trên không tham gia trực tiếp mà chủ yếu làm chức năng kiểm tra, hướng dẫn như: vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, đời sống, văn hóa, y tế, giáo dục... Cần giao rõ ràng, không can thiệp, không làm thay, không bù đắp, không thay đổi cho chắnh quyền phường. Tất cả bù đắp của cấp trên nếu có đều phải theo phương thức công khai, minh bạch, bình đẳng, dân chủ.

3.2.1.3. Minh bạch hóa hoạt động của chắnh quyền phường

Minh bạch hóa hoạt động của chắnh quyền phường là điều vô cùng cần thiết. Minh bạch trước hết là nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền của người dân trong việc tham gia quản lý nhà nước. Minh bạch cũng là một giải pháp quan trọng để khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quản lý. Minh bạch trong quản lý cũng là điều kiện không

thể thiếu để bộ máy chắnh quyền phường tiếp thu trắ tuệ của dân đóng góp cho các hoạt động quản lý.

Để tăng cường việc minh bạch hóa hoạt động, chắnh quyền phường cần tập trung công khai, minh bạch các vấn đề sau: đầu tư công gồm mua sắm công, xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách và các dự án, chương trình được hỗ trợ đặc biệt là các dự án liên quan đến xây dựng chương trình nông thôn mới, hỗ trợ bà con vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn phường; quản lý việc sử dụng đất đai, nhà ở, quy hoạch đất, đền bù, giải phóng mặt bằng; công tác điều động, luân chuyển cán bộ; kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)