Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

1.4 Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thực thi chính sách đối vớ

1.4.4 Bài học kinh nghiệm

Thực tế với ba tỉnh trên nhận thấy rằng ngoài nguồn ngân sách để chăm lo, hỗ trợ cho đối tƣợng ngƣời có công thì vấn đề xã hội hóa và phong trào chăm sóc ngƣời có công với cách mạng đều đƣợc các tỉnh đẩy mạnh, kế thừa, phát huy. Các chƣơng trình mang tính thiết thực và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng. Bên cạnh thực hiện các chính sách, chế độ ƣu đãi theo quy định của Nhà nƣớc thì địa phƣơng có sự linh động nhất định trong hỗ trợ ngƣời có công và thân nhân của họ dƣới nhiều hình thức khác nhau. Huyện Mê Linh có thể học hỏi để tiếp tục duy trì, đƣa chính sách đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị, xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời có công đặc biệt là thƣơng binh, bệnh binh tại địa phƣơng mình.

Thứ nhất, tạo những điều kiện có thể để thƣơng binh, bệnh binh có thể tự sản xuất, trang trải đời sống bằng những việc làm thiết thực nhƣ: hỗ trợ những giống cây trồng và kết hợp với trợ giá để họ có thể yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập. Ở Mê Linh là địa phƣơng có tiềm năng phát triển cây rau, của quả, các loại hoa, đặc biệt là hoa hồng vì vậy việc hỗ trợ về cây giống và trợ giá là điều kiện thuận lợi để thƣơng binh, bệnh binh tăng gia sản xuất, cải thiện kinh tế, góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế địa phƣơng…

Thứ hai, xây dựng mô hình “xã, phƣờng giỏi về công tác chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh” với mô hình, cách làm nhƣ: thành lập tổ tình thƣơng, nhận đỡ đầu còn thƣơng binh nặng, con liệt sỹ mồ côi sẽ góp phần giúp đỡ rất lớn cho thƣơng binh, bệnh binh và tạo hiệu hứng tốt trong hoạt động tuyên truyền.

Thứ ba, công tác đào tạo nghề cho thƣơng binh, bệnh binh (có khả năng lao động, sản xuất kinh doanh) là một hoạt động cần học hỏi ở tỉnh Đồng Nai, một biện pháp có tinh chiến lƣợc lâu dài, thông qua đó giúp thƣơng binh, bệnh binh có một nghề cho bản thân và tạo đƣợc công việc ổn định, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Thứ tƣ, đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Phát huy truyền thống đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, phát động và thu hút đông đảo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, tạo nguồn lực chăm lo cải thiện đời sống cho các đối tƣợng thƣơng binh, bệnh binh

Tiểu kết Chƣơng 1

Ban hành, thực hiện chính sách ngƣời có công với cách mạng là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta phải kịp thời và đúng đắn. Chƣơng 1 đã nêu lên một số vấn đề lý luận về thƣơng binh, bệnh binh; phân tích làm rõ nhân tố cơ bản ảnh hƣởng, tác động đến việc thực thi chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng làm cơ sở tiền đề cho việc đánh giá tình hình xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách thƣơng binh, bệnh binh ở cấp quốc gia và địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình chuẩn bị tổ chức thực hiện đã đƣa ra các bƣớc thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện...nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh; đồng thời phân tích, đánh giá, dự lƣờng các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách để có những giải pháp phù hợp.

Chƣơng 2.

THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƢƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)