2.1 Tình hình thƣơng, bệnh bin hở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
a. Điều kiện tự nhiên
Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc); Phía đông giáp huyện Đông Anh; phía Tây Nam giáp huyện Đan Phƣợng (Hà Nội). Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trải qua nhiều lần chia tách,sáp nhập. Tháng 8/2008, Mê Linh sáp nhập về thành phố Hà Nội. Huyện có 18 đơn vị hành chính: 02 thị trấn (Quang Minh, Chi Đông); 16 xã (Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tiền Phong, Tự Lập, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tráng Việt, Vạn Yên, Văn Khê). Mê Linh có nhiều thuận lợi: Nằm trong vùng tam giác kinh tế, có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng không, đƣờng sắt. Với các điều kiện nhƣ trên, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế một cách đa dạng, phong phú.
Tổng diện tích đất tự nhiên 14.226 ha, trong đó đất nông nghiệp 8.011 ha, đất phi nông nghiệp 5.762 ha, đất chƣa sử dụng 543 ha. Đặc biệt có đất bãi ven sông Hồng màu mỡ, phì nhiêu, là điều kiện thuận lợi để huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung.
Mê Linh (Hà Nội) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trƣng nóng ẩm, mƣa nhiều vào mùa hè, hanh khô vào mùa đông. Lƣợng mƣa bình quân/năm đạt 1.600-1.700 mm, thƣờng tập trung từ tháng đến tháng 10.
Nguồn cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu là sông Hồng, sông Cà Lồ.
b. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đƣợc thành lập năm 1977, trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập: Từ năm 1997 đến tháng 2/1979 thuộc tỉnh Vĩnh Phú; Từ tháng 2/1979 đến tháng 8/1991 thuộc thành phố Hà Nội; từ tháng 8/1991 đến tháng 11/1996 thuộc tỉnh Vĩnh Phú; từ tháng 11/1996 đến 30/7/2008 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và từ 1/8/2008 đến nay thuộc thành phố Hà Nội.
Kinh tế duy trì ổn định và phát triển; cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Tốc độ phát triển kinh tế giữa nhiệm kỳ của huyện đạt mức tăng bình quân 7,5%/năm; thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tăng hàng năm, năm 2016 đạt 396,9 tỷ đồng, năm 2017 đạt 459 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2018 ƣớc đạt 278,5 tỷ đồng, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ (trong đó số thu không kể tiền đất đạt 226,9 tỷ đồng). Từ năm 2016 đến nay trên địa bàn huyện đã thành lập mới hơn 400 doanh nghiệp, 2432 hộ kinh doanh, 50 hợp tác xã. Các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, có vai trò lớn và chiếm tỉ trọng chủ yếu, có tác động chính thúc đẩy kinh tế của huyện. Theo giá thực tế, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, xây dựng dịch chuyển luôn ở mức 85% trở lên. Tốc độ phát triển công nghiệp khá cao, bình quân 8,1%/năm; năm 2016 tăng 7,8%, năm 2017 tăng 8,1%, 6 tháng đầu năm 2018 ƣớc tăng khoảng 8,3%. Huyện Mê Linh có 02 khu công nghiệp (Quang Minh I và Quang Minh II). Trong đó, khu công nghiệp Quang Minh I với diện tích 407 ha và tỷ lệ lấp đầy trên 95%. Hiện có 168 doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần lớn vào việc tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc
(khoảng 400 tỷ/năm) và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, thu hút hơn 30 nghìn lao động trong và ngoài địa phƣơng, giúp ngƣời lao động có thu nhập ổn định, đời sống đƣợc cải thiện.
Dịch vụ thƣơng mại của huyện Mê Linh đang tiếp tục dịch chuyển để đạt cơ cấu ngang bằng và vƣợt nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trƣởng kinh tế ngày càng tăng; năm 2016 chiếm tỷ trọng 3,99% so với tổng giá trị toàn ngành kinh tế; năm 2017 chiếm tỷ trọng 4,3%; dự kiến năm 2018 chiếm tỷ trọng ƣớc đạt 4,6%. Ngành dịch vụ có mức tăng trƣởng khá cao, đạt 8%/năm; năm 2016 đạt 7,8%, năm 2017 đạt 8,1%, 6 tháng đầu năm 2018 dự kiến đạt 8,3%.
Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Mê Linh chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ; tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tƣơng đối tỷ trọng nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về xã hội: công tác xã hội ngày càng đƣợc các cấp, các ngành quan tâm
chỉ đạo, từng bƣớc đƣa công tác xã hội đi vào ổn định.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bƣớc đƣợc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện; nhiều công trình đƣợc đƣa vào sử dụng và đạt hiệu quả cao. Các tuyến trục đƣờng giao thông kết nối liên huyện, liên xã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, bƣớc đầu tạo điều kiện phát triển giao lƣu kinh tế.
Chƣơng trình phổ cập giáo dục đã vƣợt nhiều so với mục tiêu năm 2016, mạng lƣới trƣờng học, trạm y tế - chăm sóc sức khoẻ từng bƣớc đƣợc mở rộng, nâng cấp, kiên cố hoá cao tầng ở các xã. Công tác đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn đƣợc quan tâm, đến nay toàn huyện có 46/75 trƣờng chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 61,3%, các trƣờng học cơ bản đã đủ phòng học để thực hiện việc dạy học 2 buổi/ngày; chất lƣợng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn tiếp tục có nhiều tiến bộ, các cuộc vận động do Bộ Giáo dục - Đào tạo đƣợc chỉ đạo triển khai đầy đủ. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đƣợc duy trì: 100% trẻ
5 tuổi học mầm non, 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học, 99,2% hoàn thành chƣơng trình THCS, 99,3% hoàn thành chƣơng trình THPT
Kiểm soát đƣợc mức sinh bình quân hàng năm 1,63%/năm, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dƣới 1,5%/năm
Tiếp tục chƣơng trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Mê Linh, giảm thiểu tới mức thấp nhất về hộ nghèo và tái nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo đƣợc triển khai tích cực, thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo đối tƣợng hộ nghèo. Tiến hành rà soát 473 hộ nghèo có nhà ở xuống cấp bị hƣ hỏng nặng cần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 5,9% năm 2016 xuống còn 2,35% năm 2017.
Quan tâm chăm lo cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời có công, đối tƣợng xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thƣơng binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017) đã thực hiện tu sửa chỉnh trang 100% các công trình ghi công liệt sỹ; hỗ trợ xây mới, sửa chữa 563 nhà ở ngƣời có công, gia đình chính sách với số tiền 31,9 tỷ đồng; tổ chức cấp phát thuốc miễn phí cho tất cả đối tƣợng ngƣời có công trên địa bàn huyện. [45].
c. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của Huyện
Huyện Mê Linh có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi; hệ thống giao thông khá đầy đủ. Đây là điểm thuận lợi cho huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Diện tích đất đai phần lớn đang trong quá trình đô thị hóa nên rất thuận lợi để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng mới đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch chung của thành phố.
Huyện có tập quán và kinh nghiệm lâu đời về sản xuất nông nghiệp; đã đạt đến một trình độ khá cao trong sản xuất thâm canh, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp để tăng năng suất ngày càng cao. Bƣớc đầu
có kinh nghiệm về chính sách và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn đã từng bƣớc hình thành đƣợc hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, bƣu chính viễn thông, thuỷ lợi…) tƣơng đối hoàn chỉnh và phát huy tác dụng, là một trong những khâu đột phá quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới.
Các yếu tố cung cầu từng bƣớc đƣợc kích hoạt, nội lực đƣợc phát huy, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện…
Huyện Mê Linh đã cơ bản thực hiện hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra; trong đó, một số chỉ tiêu chủ yếu có mức tăng trƣởng cao nhƣ: kinh tế tiếp tục phát triển; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác quân sự - quốc phòng đƣợc thực hiện tốt; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của huyện bƣớc đầu đƣợc cải thiện.
- Khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội của Huyện
Trong quá trình xây dựng, phát triển huyện Mê Linh đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế (đặc biệt công nghiệp xây dựng và dịch vụ) chƣa tƣơng xứng với vị thế, tiềm năng của huyện. Các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất lƣợng cao chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn ngƣời dân sản xuất nông sản gắn với nhu cầu thị trƣờng còn hạn chế, lúng túng, chủ yếu mang tính tự phát, nhân dân tự sản xuất dẫn đến có lúc tình trạng cung vƣợt quá cầu; điển hình là chăn nuôi lợn năm 2017, trồng củ cải trắng ở Tráng Việt năm 2018...
Công tác đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH ở các xã, thị trấn đạt kết quả thấp. Xử lý một số vụ việc vi phạm lấn chiếm đất đai, cấp đất trái thẩm quyền trƣớc
đây còn nhiều phức tạp, chƣa dứt điểm. Công tác quản lý và phát triển các hợp tác xã còn bất cập, hiệu quả hoạt động thấp. Việc giải quyết đất dịch vụ gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, gây bức xúc trong nhân dân. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các khu dân cƣ chƣa đƣợc giải quyết triệt để.
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới khó đạt kế hoạch đề ra, nguyên nhân do nhu cầu vốn để hoàn thành các tiêu chí (đặc biệt tiêu chí trƣờng học và tiêu chí môi trƣờng), trong khi các xã không có nguồn kinh phí đối ứng dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai dự án và chất lƣợng công trình, làm chậm tiến độ hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Một số tiêu chí phụ thuộc phân cấp của Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố quản lý, nhƣ tiêu chí 60% số trƣờng THPT đóng trên địa bàn đạt chuẩn; trong khi đó, cả 6 trƣờng THPT đóng trên địa bàn huyện đều chƣa đạt chuẩn.
Tiềm năng về phát triển du lịch của Mê Linh là rất lớn, tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn bất cập, thiếu tính đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển cho ngành du lịch. Hệ thống giao thông chƣa phát triển; các loại hình dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi rất thiếu và yếu. Hầu hết các địa phƣơng có tiềm năng du lịch nhƣng không có khả năng đầu tƣ phát triển. Chƣa tạo ra đƣợc những sản phẩm du lịch đặc thù, có chất lƣợng cao mang thƣơng hiệu riêng; chƣa có dịch vụ du lịch tại chỗ đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách du lịch.
Tình hình an ninh nông thôn một số nơi trên địa bàn huyện còn tiềm ẩn phức tạp; các dự án nhà ở, khu đô thị chậm triển khai; tranh chấp đất đai; xử lý vi phạm trật tự xây dựng; việc giải quyết đất dịch vụ cho Nhân dân gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc...
Ảnh hƣởng của tốc độ đô thị hóa cũng gây ra nhiều ảnh hƣởng tới đời sống xã hội của huyện.
Những đặc điểm kinh tế xã hội đã tác động rất nhiều đến việc thực hiện chính sách xã hội đối với thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh. Vấn đề này luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và ngành lao động thƣơng binh- xã hội, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể để thực hiện tốt hơn nữa công tác ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh và ngƣời có công nói chung.
2.1.2 Tình hình thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh
Đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền cơ quan đoàn thể và với đạo lý Uống nƣớc nhớ nguồn, huyện Mê Linh đã thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa, công tác chăm sóc thƣơng bệnh binh với nhiều hình thức làm nâng cao chất lƣợng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho thƣơng binh, bệnh binh. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của thƣơng binh, bệnh binh ở huyện Mê Linh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để nâng cao mức sống của thƣơng binh, bệnh binh ở huyện Mê Linh cần phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân dân và sự nỗ lực của chính bản thân cũng nhƣ gia đình thƣơng binh, bệnh binh.
Cùng với sự đổi mới và quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và chính quyền nhân dân huyện Mê Linh, trong những năm gần đây đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận ngƣời có công đặc biệt là thƣơng binh, bệnh binh nói riêng đã từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao.
2.1.2.1. Số lượng và phân loại thương, bệnh binh ở huyện Mê Linh
Qua nghiên cứu, khảo sát về độ tuổi về mức độ thƣơng tật của thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh thành phố Hà Nội thì độ tuổi của họ chủ yếu trong nhóm tuổi từ 60 tuổi đến 80 tuổi và mức độ thƣơng tật từ 21% đến 80%.
Bảng 2.1.Thống kê độ tuổi của thƣơng binh, bệnh binh huyện Mê Linh Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Dƣới 60 tuổi 116 8,22 Từ 60 đến 70 tuổi 756 53,58 Từ 70 đến 80 tuổi 396 28,06 Trên 80 tuổi 143 10.14 Tổng 1.411 100
(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh 2018)
Bảng 2.2. Thống kê mức độ thƣơng tật của thƣơng binh, bệnh binh Đối tƣợng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Đối tƣợng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Suy giảm KNLĐ từ 21-60% 827 58.61 Suy giảm KNLĐ từ 61-80% 537 38.06 Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên 47 3.33
Tổng cộng 1.411 100
(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh 2018)
Do hậu quả của chiến tranh để lại nên đa số thƣơng binh, bệnh binh bị thƣơng tật, bệnh tật, hay đau yếu, bệnh cũ tái phát khi trở về sinh sống cùng gia đình. Khả năng lao động thấp, việc sinh hoạt hằng ngày các đối tƣợng này là tƣơng đối khó khăn, vì vậy cần đƣợc quan tâm hơn đến tâm tƣ, tình cảm, cần đƣợc chăm sóc, khám và chữa bệnh nhiều hơn để họ cảm nhận mình đƣợc tôn trọng và sống vui sống khỏe mỗi ngày.
2.1.2.2. Hoàn cảnh gia đình các thương, bênh binh ở huyện Mê Linh
Thƣơng binh, bệnh binh đa số hiện tại họ đã là những ngƣời tuổi cao, sức yếu, sức khoẻ giảm sút, thêm vào đó là những thƣơng tật, bệnh tât, di chứng của chiến tranh để lại vì thế sức lao động kém nên cũng ảnh hƣởng đến thu nhập của họ, đời sống kinh tế khó khăn. Nên nguồn thu nhập chủ yếu của họ
bệnh binh khi vẫn mang trong ngƣời nhiều thƣơng tật nhƣng với tinh thần, ý chí bền bỉ và lòng chịu khó đƣợc hun đúc trong ngƣời lính năm xƣa nên nhiều ngƣời khi chiến tranh trở về đã cùng gia đình làm ăn tăng gia sản xuất để vƣợt qua cái đói, cái nghèo để tiếp tục xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc. Nguyên