7. Cơ cấu của Luận văn
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa, xã hội của tỉnh Điện Biên có ảnh hưởng
hưởng đến tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt xét xử.
2.1.1. Về điều kiện địa lý - tự nhiên và xã hội
Tỉnh Điện Biên nằm phía tây bắc của Việt Nam; Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2 , có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc hơn 400 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng.
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2015, dân trung bình tỉnh Điện Biên 547.785 người trong đó: nam 273.931; nữ có 273.854 người; dân số sống tại thành thị đạt 82.691 người; Dân số sống tại nông thôn đạt 465.094 người. Kết cấu dân số ở Điện Biên hết là "dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là 57,4 người/km2.
Cơ cấu dân tộc gồm có 19 dân tộc cùng sinh sống: Thái; Mông; Kinh; Dao; Khơ Mú; Hà Nhì; Lào; Hoa (Hán); Kháng; Mường; Cống; Xi Mun; Si La; Nùng; Phù Lá; Thổ; Tày; Sán Chay và dân tộc khác).Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
Là tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, công nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa
bàn tỉnh (GRDP) bình quân trong giai đoạn 2011-2015 tính theo phương pháp so sánh tăng 9,12%/năm, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 4,53%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,3%/năm; khu vực dịch vụ tăng 12,95%/năm (Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo thông báo của Tổng cục Thống kê bình quân 5 năm (2011-2015) ước đạt 5,93%/năm. Nhịp độ phát triển bình quân thời kỳ 2011-2015 khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 3,49%/năm, công nghiệp - xây dựng 5,86%/năm, dịch vụ 7,14%/năm - chưa đạt mục tiêu đề ra). GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt trên 1.106,6 USD, gấp 1,84 lần năm 2010 và gần bằng 50% GDP bình quân đầu người cả nước (cả nước ước đạt 2.245 USD) .
2.1.3. Đặc điểm tình hình chính trị, quốc phòng- an ninh
Tỉnh Điện Biên có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh trong những năm qua tình hình quốc phòng, an ninh cơ bản ổn định. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiêu nguy cơ bất ổn như tình trạng di canh, di cư, tuyên tuyền đạo trái phép, đòi thành lập vương quốc Mông..., tội phạm và các vi phạm pháp luât có diễn biến phức tạp như tội phạm mua bán người, mua bán trái phép chất ma túy, buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép. Đặc biệt trong thời gian gần đây bên cạnh những loại tội phạm phổ biến như mua bán trái phép chất ma túy, mua bán người thì nổi lên là các loại tội phạm về môi trường, các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia như Tội hoạt động phỉ, truyên tuyền chống nhà nước chủ nghĩa xã hội Việt Nam, bạo loạn, mua bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí quân dụng.
2.1.4. Tình hình văn hóa - xã hội
Mạng lưới trường lớp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Quy mô học sinh phát triển khá ổn định ở cấp tiểu học, THCS, THPT và phát triển mạnh ở cấp học mầm non. Toàn tỉnh hiện có 491 trường mầm non và phổ thông (trong đó có 262 trường đạt chuẩn Quốc gia) với 167.594 học sinh. Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là một trong 14 tỉnh có tỷ lệ mù chữ cao, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, số lượng người mù chữ, tái mù chữ vẫn còn nhiều.
thôn ngày càng được chú trọng; Đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm được triển khai tích cực. Đã giải quyết việc làm mới khoảng 42.590 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 460 người), bình quân 8.518 lao động/năm
Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội được các cấp, các ngành, các địa phương tích cực triển khai thực hiện và tiếp tục có kết quả tích cực; Bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,4% (riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm 5,88%/năm); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50,01% năm 2010 xuống còn 28,01% năm 2015, số hộ thoát nghèo 18.844 hộ.. Các nhu cầu chính đáng hợp pháp về tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được giải quyết đúng chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; Đồng bào các tôn giáo tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
2.1.5. Tình hình văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên
Về thuận lợi: Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư cho khu vực biên giới, vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện. Quá trình thực hiện giáo dục phổ biến pháp luật trên địa bàn của tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện của Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, Ban, Ngành của Trung ương có liên quan; sự giúp đỡ, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống chính trị ở cơ sở được quan tâm củng cố kiện toàn, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng...
Về khó khăn: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới của tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, khó lường. Các hoạt động lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, hoạt động tuyên truyền thành lập “Vương quốc Mông”; tuyên truyền đạo trái pháp luật; di, dịch cư tự do; đáng chú ý là hoạt động di cư trái phép của người Mông Việt Nam, trong đó có cả người Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên sang Lào; tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ; buôn bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy; hoạt động vi phạm quy chế biên giới...có chiều hướng ngày càng gia tăng. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền xã ở một số nơi còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc khu vực biên giới tuy đã được cải thiện song vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ đói nghèo còn cao (55,9%); phong tục tập quán của một số dân tộc ít người còn lạc hậu; thông tin liên lạc, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ đã ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai, thực hiện giáo dục pháp luật trên địa bàn của Tòa án nhân dân.