7. Cơ cấu của Luận văn
2.3. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên
2.3.1. Kết quả và nguyên nhân
2.3.1.1. Kết quả đạt được
Có thể nói, trong những năm qua công tác tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã được triển khai, thực hiện khá đồng bộ và đạt được những ưu điểm, thành tựu quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Những ưu điểm, thành tựu trong tổ chức giáo dục pháp luật thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:
Thứ nhất: Công tác tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử luôn nhận sự quan tâm sâu sát trong chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh, đặc biệt là vai trò của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã giúp cho công tác tổ chức giáo dục pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp đạt được những kết quả quan trọng. Tòa án nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm đưa công tác tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử được thực hiện thống nhất, đồng bộ, sâu rộng trong hoạt động của Tòa án nhân dân. Công tác phối hợp trong công tác tổ chức giáo dục pháp luật được chú trọng, trong thời gian qua Tòa án nhân dân tỉnh đã ký kết các qui chế phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan có liên quan trong công tác giải quyết các loại án nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thực hiện giáo dục pháp luật.
Thứ hai, trong những năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên luôn chú trọng bổ sung, kiện toàn về tổ chức nhân sự nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và lực lượng đủ mạnh về số lượng và đảm bảo về chất lượng, góp phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét
thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ cùng chung tay góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Thứ ba, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên luôn chú trọng trong việc lựa chọn và đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh những nội dung chính sách pháp luật liên quan đến các vụ án, còn kết hợp phổ biến giáo dục chính sách pháp luật gắn bó mật thiết với đời sống, tình hình kinh tế xã hội, trình độ dân trí của nhân dân trong tỉnh, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những nội dung chính sách pháp luật mới của Nhà nước. Có thể nói, nội dung được tổ chức giáo dục pháp luật đều là những nội dung thiết thực và cần thiết, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng được giáo dục.
Thứ tư: Từ thực tiễn xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã xác định các đối tượng cần tập trung giáo dục, nhóm đặc thù để xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp. Tòa án nhân dân các cấp trong tỉnh đã tổ chức và thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phát huy được tính tích cực của các hình thức đó. Tùy từng nhóm đối tượng được tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật mà áp dụng các hình thức khác nhau cho phù hợp. Như đối những người tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, những người quan tâm theo dõi phiên tòa, nhân dân ở các vùng xâu xa, đồng bào dân tộc ít người...đều được lựa chọn phương pháp, hình thức để tổ chức giáo dục cho phù hợp. Xác định đúng vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật tại các phiên tòa nên Tòa án nhân dân tỉnh đã đa dang hình thức giáo dục trên thông qua các phiên tòa tại trụ sở, phiên tòa xét xử lưu động, phiên tòa rút kinh nghiệm kết hợp xét xử lưu động, phiên tòa giả định...Có thể nói, trong những năm qua, hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật của các Tòa án nhân dân trong tỉnh đã đi vào nề nếp với nhiều hình thức và biện pháp phong phú, chất lượng và hiệu quả cũng ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao trình độ pháp lý của cán bộ và nhân dân lao động, giúp họ tham gia tích cực vào các quan hệ kinh
tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần ổn định đời sống an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, qua đó chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên ngày càng được nâng cao.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Đạt được những kết quả nói trên có nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
Nguyên nhân khách quan: Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả nước tỉnh Điện Biên cũng đã đạt được một thành tựu ở một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống của nhân dân được nâng lên một bước, tình hình an ninh kinh tế, quốc phòng cơ bản ổn định. Trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của người dân ngày càng được nâng lên, nhân dân ngày càng có nhiều kênh thông tin để tiếp xúc và tìm hiều về pháp luật đó là những điều kiện thuận lợi để Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện việc giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó kinh tế, xã hội phát triển nên kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ công tác xét xử ngày càng được quan tâm hơn so với thời gian trước đây.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công tác tổ chức giáo dục pháp luật nói chung và tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử nói riêng ngày càng được quan tâm và đầu tư thực hiện. Những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháo luật, như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”. Đặc biệt, Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp
biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Quan điểm của Đảng về công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thể chế hóa vào các văn bản luật như Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, luật tổ chức tòa án nhân dân...Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên kịp thời ban hành kế hoạch hằng năm nhằm tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có hình thức thông qua xét xử vụ án, đặc biệt là xét xử lưu động. Điều này đã tạo nên trách nhiệm chính trị, thúc đẩy sự tích cực chủ động của ngành Tòa án trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác, xét xử đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa các ngành Công an - Kiểm sát và Tòa án ngày càng đi vào nề nếp, đã nâng cao hiệu quả tố tụng nói chung, chất lượng phiên tòa nói riêng, kể cả xét xử tại tòa hay xét xử lưu động; tỷ lệ xét xử lưu động ở các huyện trên địa bàn tỉnh đều đạt hoạc vượt kế hoạch đề ra. Việc lựa chọn, tổ chức các phiên tòa điểm, phiên tòa rút kinh nghiệm, phiên tòa giả định ngày càng được chú trọng, chất lượng, hiệu quả đem lại ngày càng cao.
Thứ ba, có sự phối hợp, hưởng ứng tích cực của các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị ở tỉnh, ở huyện, sự tham gia phối hợp đưa tin, bài của cơ quan truyền thông báo chí như: Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo tỉnh, Đài truyền thanh các huyện...đã giúp mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật.
Thứ tư: Nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm thực hiện tổ chức giáo dục pháp luật ngày càng được nâng lên; trình độ chuyên môn, kỹ năng xét xử, tham gia tố tụng và kỹ năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhưng năm gần đây đã từng bước đáp ứng được yêu cầu giáo dục pháp luật.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
- Ở một số đơn vị cấp ủy Đảng và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Còn tư tưởng coi đó là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn về phổ biến, giáo dục
pháp luật.
- Công tác phối hợp tổ chức giáo dục pháp luật trong giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh giữa Tòa án với các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn còn thiếu đồng bộ, nhịp nhàng, gắn kết, còn mang tính hình thức, khả năng hiện thực hóa còn thấp. Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh chưa cao, tình hình tội phạm và các tranh chấp dân sự, kiếu kiện hành chính ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. Tính trạng phối kết hợp giữa chính các cơ quan tiến hành hoạt động tố tụng (Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) ở một số đơn vị trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như phối hợp giáo dục pháp luật tại phiên tòa xét xử cũng còn nhiều hạn chế. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, quan điểm khác nhau về việc trả hồ sơ, trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng qui định của pháp luật vẫn còn tồn tại. Ví dụ như nhận thức về Công văn số 234/TANDTC-HS của Tòa án nhân dân tối cao về việc xác định hàm lượng chất ma túy do có nhận thức khác nhau giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc áp dụng dẫn đến tại phiên tòa Viện kiểm sát đề nghị áp dụng khoản, điều đối với các bị cáo khác với khi tòa tuyên án, sau đó Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm như vậy vụ án bị kéo dài và gây tâm lý hoang mang cho bị cáo và những người theo dõi các phiên tòa.
- Nội dung giáo dục pháp luật tại phiên tòa do nhiều chủ thể thực hiện nên không loại trừ có sự mâu thuẫn trong việc đánh giá tình tiết, chứng cứ hay sự viện dẫn các điều luật có liên quan như sự tranh luận giữa người Người bào chữa với Kiểm sát viên, giữa những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với nhau. Sự mâu thuẫn đó nếu xảy ra giữa đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng ( quan điểm của Viện kiểm sát khác với quyết định của Hội đồng xét xử) có thể gây khó khăn, hoang mang cho người được giáo dục là người không có chuyên môn về pháp luật, làm giảm hiệu quả giáo dục pháp luật.
luật tại phiên tòa của một số cán bộ, công chức ngành Tòa án còn hạn chế, khiến cho những người tham dự, theo dõi phiên tòa không hiểu được nội dung giáo dục pháp luật, làm giảm chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật.
Trong các năm qua chất lượng xét xử của tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Điện Biên đã được nâng lên nhưng vẫn còn một số bản án, quyết định bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Các bản án, quyết định bị hủy, sửa chủ yếu là do vi phạm thủ tục tố tụng; điều tra, thu thập chứng cứ không đầy đủ, việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án chưa chính xác.
- Hình thức tuyên truyền miệng tại phiên tòa xét xử tại trụ sở Tòa án và tại phiên tòa xét xử lưu động được xác định là hình thức giáo dục pháp luật chủ đạo thông qua hoạt động xét xử; song một bộ phận cán bộ lãnh đạo Tòa án, một số Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa quan tâm, chỉ đạo sâu sát công tác lập kế hoạch, chuẩn bị địa điểm, kinh phí, nội dung giáo dục pháp luật, bố trí nhân sự có trình độ, năng lực để thực hiện... Điều đó đã dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng khi tổ chức giáo dục pháp luật tại phiên tòa. Việc lập kế hoạch, lựa chọn phiên tòa, lựa chọn địa điểm để tiến hành phiên tòa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật trên thực tế đã có nhiều phiên tòa lưu động không được nhân dân trong địa bàn quan tâm, số lượng người theo dõi ít làm giảm hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật tại phiên tòa. Còn tư tưởng coi việc xét xử lưu động các vụ án, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm chỉ để đảm bảo chỉ tiêu thi đua, chưa gắn với mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Các vụ án về tham nhũng và chức vụ chưa được đưa ra xét xử lưu động dẫn đến công tác giáo dục pháp luật trong phòng, chống tham nhũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Do sự chuyển biến của pháp luật nên một số vụ án có quan điểm khác nhau ở cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và một số vụ án điểm, được dư luận xã hội quan tâm những trước khi xét xử và sau khi xét xử chưa được Tòa án tổ chức họp báo để tạo dư luận đồng thuận trong xã hội.
2.2.2.2.Nguyên nhân của hạn chế
nhỏ đến công tác tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Hiện nay hệ thống pháp luật rất đa dạng về thể loại văn bản và lớn về số lượng, pháp luật thường xuyên thay đổi gây tác động đến sự ổn định của các quan hệ xã hội. Trong một số lĩnh vực việc xây dựng văn bản qui phạm chưa gắn với thực tế, sự biến động của các quan hệ xã hội. Điều đó gây trở ngại cho công tác giáo dục pháp luật của các ngành trong đó có Tòa án nhân dân.
- Điều kiện kinh tế của tỉnh Điện Biên tuy có bước phát triển so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nên sự bố trí kinh phí của ngành Tòa án cho việc tổ chức giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trụ sở thiếu, xuống cấp và việc bố trí mô hình phòng xét xử còn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến giảm tính uy nghiêm của phiên tòa, tác động đến tâm lý của những người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa.