Yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 34)

Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật cán bộ, công chức nói riêng. Mức độ hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức phản chiếu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bất kỳ một xã hội, một quốc gia nào, thể chế quản lý cán bộ, công chức thường phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, sẽ thúc đẩy cán bộ, công chức phát triển và ngược lại. Pháp luật cán bộ, công chức chính là hệ thống văn bản pháp luật quản lý cán bộ, công chức. Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật thì điều kiện kinh tế, các quan hệ kinh tế quyết định trực tiếp đến sự ra đời của pháp luật, đồng thời quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó. Các Mác đã viết: “Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều

kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế”.

Trong tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, đất nước càng đổi mới thì nhận thức về những tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng

thâm nhập sâu sắc và rõ rệt vào đời sống xã hội nước ta. Trong bối cảnh mở cửa và thực hiện nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi một bộ máy Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả là cấp bách và chính đáng của người dân và mọi tổ chức kinh tế - xã hội. Nhưng sự vận hành có hiệu quả của bộ máy Nhà nước trên thực tế lại phụ thuộc vào những con người cụ thể, mọi công việc được giải quyết nhanh hay chậm do chính những quyết định của đội ngũ công chức từ cấp Trung ương cho đến cấp cơ sở, thấp nhất là cán bộ, công chức cấp xã. Bởi vậy, hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật từ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bổ nhiệm, quản lý cho đến chế độ, chính sách một cách đồng bộ, thống nhất, ổn định, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)