Yếu tố năng lực của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

Năng lực của cán bộ, công chức nói chung luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Năng lực liên qua chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả và khoa học công nghệ. Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình công việc và nhiệm vụ thay đổi. Vì vậy, năng lực làm việc của cán bộ, công chức hay còn gọi là năng lực thực thi trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của cán bộ, công chức là khả năng của cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Trong hoạt động quản lý nhà nước, năng lực của công chức chính là khả năng của công chức thực hiện có kết quả hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước với đối tượng quản lý phù hợp với trật tự hành chính quy định và xác định theo ý chí của nhà quản lý một cách hiệu quả.

Năng lực thực thi công vụ là thuật ngữ chỉ khả năng về thể chất và trí tuệ của mỗi công chức trong việc sử dụng các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi để hoàn thành công việc được giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ trong mục tiêu. Năng lực thực thi công vụ không chỉ bao gồm các yếu tố như trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử mà còn bao hàm cả khả năng kết hợp hài hoà các yếu tố đó trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Con người luôn được xem là trung tâm của mọi vấn đề, là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực. Bởi lẽ chính con người sẽ quyết định sự tồn tại của tất cả. Trong quá trình tổ chức thực hiện chúng ta phải luôn hướng đến yếu tố này, bởi lẽ không thể nào áp đặt những gì ta nghĩ để buộc người khác phải thực hiện mà tất cả những yếu tố đó phải hướng đến công chức. Sự áp đặt cứng nhắc là điều tối kỵ trong một xã hội, trong một tổ chức, đặc biệt là đối với nước ta, một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Pháp luật về công chức được ban hành và điều chỉnh như thế nào phải xuất phát từ đặc điểm về trình độ năng lực, nhận thức của đội ngũ công chức. Nếu cao hoặc thấp hơn đều không phù hợp. Mặc khác con người ở đây được hiểu là tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý công chức. Mức độ tổ chức thực hiện pháp luật về công chức yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)