Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 91)

thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

Một thực tế phải thừa nhận là công tác tổ chức – cán bộ trong từng cơ quan tốt hay kém phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Bởi trong mỗi cơ quan, người thủ trưởng chính là người giao trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức dưới quyền. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản của tỉnh Lạng Sơn về công tác cán bộ nói chung và về phân công, phân cấp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động của tỉnh nói riêng chưa có quy định nào cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc gây ra hậu quả sai phạm, vi phạm trong quản lý công chức. Khi một cán bộ, công chức nào đó vi phạm pháp luật, chính sách, thậm chí trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bản thân công chức đó đương nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn người đứng đầu và cấp quản lý hầu như không có can hệ gì, nhiều lắm cũng chỉ ở hình thức “rút kinh nghiệm”.

Đây cũng là hạn chế của việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức nhưng không gắn liền với quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm thời gian qua ở tỉnh Lạng Sơn. Việc xác định trách nhiệm xử lý hậu quả đối với người đứng đầu trong từng loại việc là không đơn giản chỉ ở xác định trong các văn bản, mà cần phải có các giải pháp, các điều kiện mang tính chất đồng bộ, hệ thống. Chẳng hạn, đó là sự điều chỉnh về hệ thống pháp luật có nội dung về tổ chức bộ máy; về phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cơ quan đảng; về biên chế, tuyển dụng, bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, sa thải đối với công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.

Thực tế hiện nay, vẫn chưa có quy định nào quy định thủ trưởng cơ quan được quyền sa thải công chức vì lý do chây lười, năng lực làm việc yếu, ý thức và tinh thần trách nhiệm với công việc kém. Tâm lý chung là nếu công chức vi phạm pháp luật thì đã có cơ quan chức năng xử lý. Chính sách biên chế như hiện nay (Nhà nước quản lý thống nhất số lượng biên chế cán bộ, công chức hằng năm Bộ Nội vụ giao chỉ tiêu biên chế cho các địa phương. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định số lượng biên chế cán bộ, công chức và phân bổ cho các đơn vị theo sự tham mưu, đề xuất của Sở Nội vụ) có ưu điểm là tạo sự thống nhất và ổn định. Tuy nhiên, nó tạo ra cho số đông công chức có tâm lý và thói quen dựa dẫm, thụ động, chây ỳ mà bất cứ lãnh đạo nào cũng phải chấp nhận và coi đó là việc của Nhà nước chứ không phải việc của mình.

Một điều đáng lưu ý nữa là, khác với công chức thông thường, người đứng đầu cơ quan, tổ chức (công chức lãnh đạo) phải có sự quản lý của Đảng vì Đảng chịu trách nhiệm quản lý cán bộ và vì tất cả các vị trí lãnh đạo cơ quan, cấp chính quyền trong hệ thống hành chính nhà nước đều là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo các quy định có tính nguyên tắc đó thì sự phân cấp quản lý cán bộ trong hệ thống cơ quan Đảng cũng cần làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu tổ chức đảng (bí thư chi bộ, bí thư đảng uỷ) đối với những sai phạm của đảng viên. Sự quản lý, đánh giá, phân loại các vị trí lãnh đạo ngoài ý kiến tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan thì cũng cần có nhận xét của cộng đồng dân cư nơi người lãnh đạo cư trú. Nếu thực hiện những yêu cầu này đối với những người lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo cấp uỷ thì việc quản lý cán bộ, công chức nói chung trong các cơ quan nhà nước mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả. Trong điều kiện còn tồn tại mô hình song trùng quản lý (Đảng, chính quyền) và nhiều tầng quản lý hiện nay, việc xác định trách nhiệm quản lý công chức cho người đứng đầu chuyên môn là phải xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm về các nội dung quản lý được giao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Quản lý hành chính nhà nước nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cấp tỉnh nói riêng là một nội dung quan trọng của cải cách nền hành chính nhà nước, thậm chí còn được coi là vấn đề trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước vì liên quan tới việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức – một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 đã đề ra. Tuy nhiên, đây cũng là công việc hết sức khó khăn, phức tạp vì nó liên quan tới hệ thống quản lý cán bộ, công chức nói chung và đụng chạm trực tiếp tới lợi ích của cán bộ, công chức.

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận chung về công chức cũng như nghiên cứu thực tiễn quá trình thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cấp tỉnh tại Lạng Sơn, tại chương 3, tác giả đã đề xuất những giải pháp chung về thực hiện pháp luật của các cơ quan cấp tỉnh, như: đảm bảo và đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và các cấp uỷ Đảng ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong thực hiện pháp luật cán bộ, công chức; nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật cán bộ, công chức; đảm bảo các điều kiện cần thiết để các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới thực hiện tốt chức năng quản lý cán bộ, công chức khi được phân cấp; tăng cường phối hợp và giám sát hoạt động thực hiện pháp luật cán bộ, công chức sau phân cấp.

Trên cơ sở những giải pháp chung, để chính quyền tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức ở cấp tỉnh trong thời gian tới, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, trong đó tập trung vào việc: nêu cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức với tư cách là chủ thể thực hiện pháp luật cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả tham mưu về các nội dung phân cấp thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của bộ phận phụ trách công tác tổ chức – cán bộ trong các

cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn. Đồng thời, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan có liên quan ở tỉnh Lạng Sơn trong việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh mới là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện được điều đó, một trong những giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh việc thực hiện các quy định pháp luật cán bộ, công chức.

Trong quá trình nghiên cứu về chủ đề này, cụ thể ở 3 chương của luận văn, tác giả đã cố gắng hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về công chức, thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức đặc biệt là tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Thông qua đó có cách tiếp cận hệ thống và toàn diện để nghiên cứu về thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ đó, tác giả đã đánh giá những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.

Trên cơ sở những phân tích và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, tác giả đã đề xuất những giải pháp chung và một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Lạng Sơn trong thời gian tới theo những quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Qua đó, giúp từng bước góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, đáp ứng yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận nhà nước và

pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn,

https://www.langson.gov.vn/index.php/en/node/68258, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.

3. “Báo cáo kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và hợp đồng lao động giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn năm 2020.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn năm 2020; kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg, tháng 02 năm 2021. 5. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy

định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

6. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

7. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.269.

8. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.240.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.78.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.54-55.

11. Nguyễn Quốc Sửu (2019), Nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức trong thực thi công vụ bằng kỷ luật công vụ, Tạp chí Quản lý Nhà nước (bản điện tử ngày 29 tháng 10 năm 2019).

12. Nguyễn Thị Hồng Hải và các tác giả (2015), Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công: Lý luận và kinh nghiệm một số nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Hoàng Mai (2016), Phân cấp quản lý nhân sự hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

14. Trần Nghị (chủ biên, 2017), Trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

15. Trần Đình Thắng, Nguyễn Phương Thuý (2012), “Đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý cán bộ, công chức nhà nước trong thời kỳ mới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ (11).

16. Ngô Thành Can (2016), “Một số mô hình quản lý thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (5), tr.57-61.

17. Nguyễn Thanh Tùng (2016), “Định biên đối với công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (248), tr.40-45.

18. Hoàng Minh Hội (2016), “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (3) tr.36-43.

19. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Xây dựng đảng (2006), Giáo trình xây dựng đảng (hệ cử nhân chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.230.

20. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2006), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, tr.369.

21. Phạm Hồng Thái (2008), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, tr.463.

22. Nguyễn Minh Đoan (2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 18.

23. Đặng Thị Mai Hương (2014), “Vai trò của công tác thực hiện pháp luật về quản lý công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước điện tử 8/4/2014. 24. Trương Thị Hồng Hà (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm

tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và bài học vận dụng trong điều kiện xây dựng Nhà nước

25. Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019. 26. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

27. Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ. 28. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP

29. Nghị định số 113/2018/NĐ-CP

30. Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP).

31. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức. 32. Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ

cấu lại đội ngũ cán bộ công chức.

33. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

34. Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

35. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT. 36. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025

37. Kế hoạch số 05-KH/TU của Tỉnh uỷ Lạng Sơn ngày 02/3/2016 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020. 38. Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần

chúng.

39. Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 24/04/2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)