Truyền thống, văn hoá, phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

Văn hoá truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hoá của tổ chức đó. Lối suy nghĩ của người Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất nông nghiệp, nét văn hoá cộng đồng, vùng miền, văn hoá làng đã tạo nên ý thức

cộng đồng cao, trọng tập thể. Tuy nhiên nó làm cho vai trò của tập thể được đề cao, cái tôi cá nhân ít được chú trọng, hay cá nhân thường bị chi phối bởi những chuẩn mực của cộng đồng nên thông thường không dám làm điều gì trái ngược với chính kiến của đám đông, vai trò cá nhân không được đề cao, nhân viên luôn chờ đợi ý kiến chỉ đạo của cấp trên tạo nên tình trạng trì trệ, ỷ lại vào tập thể, thiếu chủ động, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc. Một hiện tượng phổ biến hiện nay là hoạt động công vụ của công chức ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thực thi, đặc biệt họ sử dụng nguồn lực của tổ chức một cách tuỳ tiện, họ coi tài sản tập thể như “của chùa”, thói quen chi tiêu bừa bãi, lãng phí theo kiểu “cha chung không ai khóc” là tình trạng thường gặp.

Bên cạnh việc né tránh mâu thuẫn, đấu tranh và ngần ngại trước những thay đổi cũng là một đặc tính của văn hoá hành chính Việt Nam xuất phát từ sự tế nhị, kín đáo, tâm lý ngại va chạm, “dĩ hoà vi quý”. Chính kiểu văn hoá tế nhị, kín đáo này góp phần tạo cơ sở cho một số kỹ thuật hành chính như bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này có thể làm cho các nhà quản lý khó khăn hơn trong việc thu nhận được những thông tin phản hồi thực chất về các vấn đề trong tổ chức. Như vậy cho chúng ta thấy rằng việc lập lại một trật tự vốn đã được hình thành từ xưa, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người là việc không dễ, chính vì lý do đó mà ta cải cách hành chính, nhằm tái thiết và đưa ra những “thói quen” đó vào trong một khuôn khổ mà ta đã định ra. Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, nét văn hoá của dân tộc vốn đã được hình thành từ ngàn xưa là việc làm khó nhưng chúng ta vẫn phải làm để làm cho nền hành chính chúng ta ngày càng hoạt động hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải cách hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là việc làm cần thiết.

Để có cơ sở cho việc tiếp cận và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức hiện nay, tại Chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề mang tính lý luận chung về công chức, tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức như: yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố pháp luật, yếu tố con người, và yếu tố văn hoá, phong tục, tập quán. Những vấn đề lý luận trong Chương 1 là cơ sở cho tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH – TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)