Các yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh vĩnh long (Trang 43)

1.3.2.1. Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức

Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách thu hút FDI; được xem là thước đo đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế, hoạch định, về năng lực chỉ đạo điều hành, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực thi chính sách,… Nếu như năng lực của cán bộ, công chức bị hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu sẽ dẫn đến công tác tham mưu và ban hành kế hoạch không bám sát vào thực tế, gây nên tình trạng lãng phí các nguồn lực, gây thất thoát, giảm hiệu quả thậm chí làm sai lệch đi tính đúng đắn của chính sách.

Bất cứ chính sách nào cũng cần dựa vào chủ thể thực thi chính sách để thực thi. Việc người thực thi chính sách am hiểu, nắm vững chính sách, đầu tư cho việc thực thi chính sách, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với công việc và có trình độ quản lý tương đối cao là điều kiện quan trọng để thực thi chính sách có hiệu quả.

1.3.2.2. Nhận thức và sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân

Đối tượng chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực thi chính sách thu hút FDI. Chính sách có đạt được mục đích đề ra hay không, không chỉ phụ thuộc vào chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực thi chính sách, mà còn phụ thuộc vào thái độ của đối tượng chính sách. Theo đó, nếu đối tượng chính sách tiếp nhận và ủng hộ chính sách thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi. Còn nếu đối tượng chính sách không tiếp nhận chính sách, không ủng hộ chính sách thì việc thực thi sẽ khó khăn, từ đó làm cho chi phí thực thi chính sách tăng lên. Việc chỉ có một bộ phận đối tượng chính sách tiếp nhận chính sách cũng làm cho quá trình thực thi chính sách trở nên khó khăn hơn. Do đó, sự tiếp nhận và ủng hộ của người dân, doanh nghiệp là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công thu hút FDI. Mức độ chủ động trong thực thi hoạt động xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thu hút FDI.

1.3.2.3. Các nguồn lực

Nguồn lực cho thực thi chính sách thu hút FDI có đầy đủ hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách. Ngay cả khi chính sách được ban hành rất rõ ràng, cụ thể, nhưng nếu cơ quan thực thi chính sách thiếu nguồn lực cần thiết, thì kết quả của việc thực thi chính sách đó cũng không thể đạt được mục tiêu chính sách như mong muốn. Vì thế, bảo đảm nguồn lực cho thực thi chính sách là yếu tố không thể thiếu để thực thi chính sách có hiệu quả. Nguồn lực cho thực thi chính sách bao gồm: nguồn lực kinh phí, nguồn

lực con người (nguồn nhân lực), nguồn lực thông tin, nguồn lực thiết bị, đất đai,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách.

1.3.3. Các yếu thuộc về môi trường

Một nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách thu hút FDI đó là môi trường chính sách bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Việc thực thi bất cứ chính sách nào cũng đều nằm trong sự ảnh hưởng và chế ước của môi trường. Môi trường thích hợp sẽ có lợi cho việc thực thi chính sách. Ngược lại môi trường kinh tế - xã hội phức tạp làm cho quá trình triển khai thực thi chính sách thu hút FDI có những khó khăn nhất định. Nếu môi trường có sự thay đổi và biến động lớn buộc các chủ thể trong quá trình thực thi phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh. Điều này tốn kém nhiều thời gian, công sức, nguồn lực và tiềm ẩn nguy cơ sai sót.

Tiểu kết chương 1

Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc di chuyển vốn giữa các quốc gia là tất yếu với mục đích kiếm tìm lợi nhuận. Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do tích luỹ nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc hút vốn từ bên ngoài là tất yếu. Một trong những nguồn vốn hết sức quan trọng để bổ sung và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương đó là vốn FDI. Do đó việc thực thi chính sách thu hút FDI có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua quá trình nghiên cứu, Chương 1 của luận văn đã đạt được một số kết quả cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đã phân tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm của vốn FDI, thu hút

vốn FDI và chính sách thu hút vốn FDI

Thứ hai, đã phân tích thực thi chính sách thu hút FDI, trong đó làm rõ khái

niệm, sự cần thiết và nội dung. Trong đó đã chỉ rõ quy trình thực thi chính sách thu hút FDI gồm các bước: Ban hành văn bản, xây dựng các kế hoạch, chương trình triển khai thực thi chính sách; Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Phân công, phối hợp thực thi chính sách; Tổ chức thực thi các nội dung chính sách; Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách; Đánh giá, tổng kết việc thực thi chính sách;

Thứ ba, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách

thu hút FDI, bao gồm 3 nhóm: Yếu tố thuộc về bản thân chính sách; Các yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách; Các yếu tố thuộc về môi trường.

Những kết quả nghiên cứu của Chương 1 là tiền đề để luận văn tiếp cận thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn FDI ở tỉnh Vĩnh Long trong Chương 2

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long và ảnh hưởng của các điều kiện đó đến việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu có diện tích tự nhiên là 1479,1 km2, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp[1].

Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông nghiêp 118.918,5 ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiệp 33.050,5 ha, chiếm 21,74%. Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4 ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2 ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4 ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2 ha, chiếm 0,62%[1]

Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 280C. Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa

hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực.

Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre.

Tính đến ngày 01/4/2019, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 1.022.791 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km². Trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc, đông nhất là dân tộc Chăm; thứ nhì là dân tộc Hoa; các dân tộc thiểu số khác như: Dân tộc Mường, dân tộc Thái; dân tộc Mông; dân tộc Thổ; dân tộc Tày; dân tộc Nùng; dân tộc Dao; dân tộc Ê-đê;các dân tộc khác chiếm khoảng 0,02% [8].

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 34.908 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 6,22% so với năm 2018, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra 0,02 điểm %. Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,0%; khu vực công nghiệp, xây dựng. Ước tổng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ năm 2019 đạt 16.109 tỷ đồng, tăng 6,80% so với năm 2018, đạt 94,4% kế hoạch[41]

2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến việc thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long

Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long đã tạo ra những thuận lợi nhất định để thực thi chính sách thu hút FDI. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, với điều kiện thuận lợi về nông nghiệp tạo điều kiện đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Là một trong những địa phương với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điều này cũng tạo ra cơ hội có thể thuận lợi cho hoạt động xúc tiến FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cũng như nông

nghiệp công nghệ cao. Vĩnh Long là một địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ hai, thuận lợi trong việc xúc tiến FDI trong lĩnh vực du lịch

Là một địa phương vùng sông nước, với nhiều cù lao và vườn trái cây, có hệ thống kênh rạch tương đối chằng chịt. Đây là những điều kiện để phát triển du lịch. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh có thể xây dựng các chương trình, chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực du lịch. Với lợi thế gần thành phố. Hồ Chí Minh cũng là điều kiện thuận lợi trong hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch.

Thứ ba, với đặc điểm phần đông là dân địa phương nên việc tuyên truyền, vận động và sự tham gia trong thực thi chính sách tương đối dễ dàng.

Vĩnh Long là một trong những tỉnh có tỷ lệ dân nhập cư tương đối thấp, phần đông vẫn là dân địa phương, sống và gắn bó lâu năm. Vì vậy CQNN, CBCC dễ dàng nắm bắt thông tin, tạo điều kiện trong quá trình tuyên truyền vận động người dân cũng như thu hút người dân tham gia thực thi chính sách thu hút FDI.

Thứ tư, lợi thế về thị trường lao động để hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn lao động dồi dào cùng với nguồn nguyên liệu phong phú phục vụ sản xuất, chế biến, nhất là các sản phẩm từ nông nghiệp giúp cho các doanh nghiệp tỉnh nhà giảm bớt chi phí đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có đến hàng chục trường, cơ sở đào tạo với các cấp bậc như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề với quy mô đào tạo hàng ngàn sinh viên mỗi năm (trên 40.000 lao động năm 2017), đáp ứng tốt nhu cầu nhân sự cho nhà đầu tư [46].

Vĩnh Long được xem là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, Hiện tại, tỉnh có 03 trường đại học, 05 cao đẳng,

01 trường trung cấp chuyên nghiệp và 17 cơ sở đào tạo nghề, đủ năng lực đào tạo lao động cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho tỉnh trong thực thi chính sách thu hút FDI, có thể kể đến như:

Thứ nhất, khó khăn về giao thông tạo ra bất lợi trong thu hút đầu tư

Vĩnh Long là tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh là 136 km. Hiện nay phương diện di chuyển chủ yếu là xe ô tô, Vĩnh Long không có sân bay. Với bất lợi về vị trí địa lý và giao thông như vậy sẽ gây ra khó khăn nhất định trong hoạt động đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài của Vĩnh Long [46].

Thứ hai, khó khăn trong đa dạng hóa các nguồn vốn FDI trong quá trình thu hút

Hiện nay với lợi thế về đất đai và khí hậu thì Vĩnh Long chủ yếu phát triển về nông nghiệp và du dịch. Hoạt động thu hút FDI cũng chủ yếu về lĩnh vực nước ngoài. Trong khi đó các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác thì việc thu hút gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế - xã hội chưa cho phép. Ngoài ra cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng tốt gây trở ngại trong quá trình đa dạng hóa nguồn đầu tư.

Thứ ba, khó khăn từ sự cạnh tranh của các địa phương khác

Với lợi thế nằm ở khu vực trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì việc thu hút FDI sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, hiện sự vươn lên của các tỉnh ở khu vực này cũng tạo ra cạnh tranh rất lớn với Vĩnh Long. Nằm cạnh các địa phương như Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp có sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút FDI [46]. Điều này vô hình dung cũng tạo ra sức ép rất lớn cho các cấp chính quyền ở Vĩnh Long khi triển khai thực thi chính sách thu hút FDI.

Như vậy, những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tạo ra những thời cơ, thuận lợi nhất định nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn, thách thức

đối với Vĩnh Long trong quá trình thực thi chính sách thu hút FDI. Các cấp chính quyền ở Vĩnh Long cần nghiên cứu để tận dụng những lợi thế đồng thời có những biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn, thách thức khi triển khai thực thi chính sách thu hút FDI.

2.2. Khái quát về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn FDI nên tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng công tác thu hút FDI. Tỉnh Vĩnh Long xem đây là một trong những trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc tổ chức thu hút đầu tư đặc biệt là FDI đã được tỉnh quan tâm và thực thi từ rất sớm. Hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm và chú trọng.

FDI được thực thi chủ yếu năm 2004 trở về sau. Đặc biệt, giai đoạn 2015 -2020 là giai đoạn có sự phát triển mạnh về thu hút FDI. Thu hút FDI của tỉnh đã tăng lên về quy mô các dự án cũng như nguồn vốn đầu tư. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, trực tiếp làm việc với các NĐTNN. Việc FDI được thực thi trong các khu công nghiệp cũng như ngoài khu công nghiệp. Nhờ vậy vốn FDI qua các năm của tỉnh đều tăng lên đáng kể.

Một số lĩnh vực thu hút FDI trọng điểm của tỉnh Vĩnh Long như: - Chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản.

- Công nghiệp chế biến thực phẩm, rượu bia, nước giải khát và đồ uống khác. - Xây dựng, vật liệu xây dựng.

Bảng 2.1: Thống kê tình hình thu hút FDI giai đoạn 2015 -2019

Năm Số dự án Số vốn

(Triệu USD) Ghi chú

2015 5 12,82

2016 8 138,2

2017 3 55,33

2018 10 158,96

2019 16 121,18

Nguồn: Thống kê của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh vĩnh long (Trang 43)