Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làmviệc tại Việt Nam việc tại Việt Nam

Thực hiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài là quá trình làm cho pháp luật quản lý lao động nước ngoài được đi vào cuộc sống bằng hành vi hợp pháp của các chủ thể tham gia trong quá trình quản lý lao động nước ngoài.

LĐNN làm việc tại nước ta thuộc nhiều nhóm thành phần, nhiều quốc gia, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và loại hình lao động khác nhau nên đòi hỏi quy chế pháp lý khác nhau và được điều chỉnh bởi quy định của luật pháp mà quốc gia sở tại tham gia ký kết với quốc gia có lao động đang làm việc, hoặc trên cơ sở chung của luật pháp quốc tế mà nhóm các quốc gia cùng tham gia ký kết tuân thủ và áp dụng quy tắc ứng xử phù hợp. Vì vậy, quản lý lao động nước ngoài phải được thực hiện và áp dụng nhiều văn bản đa dạng, phức tạp có thể bao gồm văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, điều ước quốc tế, đạo luật và các văn bản lập pháp ủy quyền; Tiền lệ pháp lý cả trên bình diện quốc tế và quốc gia; Tập quán pháp lý (cả quốc tế và cả quốc gia); Học thuyết pháp lý; Lẽ công bằng.

Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thể hiện dưới các hình thức thực hiện như sau:

Tuân thủ pháp luật: các chủ thể tham gia quan hệ do pháp luật về quản lý lao động nước ngoài điều chỉnh phải kiềm chế không tiến hành những hoạt

động mà pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà nước sở tại đã tham gia ký kết có quy định cấm, yêu cầu này đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.

Thi hành pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

Sử dụng pháp luật: trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện các hành vi mà pháp luật cho phép) thực hiện các quyền của mình trong khuôn khổ pháp luật và điều ước quốc tế cho phép tại nước sở tại.

Áp dụng pháp luật: thông qua đó nhà nước thực hiện chức năng quản lý qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người được giao thực hiện những quy định của pháp luật, căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quy định làm phát sinh thay đổi đình chỉ hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh quảng ngãi (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)