7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Các phương diện đánh giá
2.2.1.1 Thực hiện quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Công văn số 5233/LĐTBXH-VL ngày 29/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công văn số 321/UBND-KGVX ngày 18/01/2017 yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà thầu trên địa bàn tỉnh có sử dụng lao động là người nước ngoài triển khai thực hiện các nội dung sau:
Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định của pháp luật về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định số 11/2016/NĐ- CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ. Tổ chức giới thiệu, cung ứng lao động Việt Nam cho nhà thầu nước ngoài theo đề nghị của nhà thầu nước ngoài trên địa bàn. Trường hợp không giới thiệu hoặc cung ứng được lao động Việt Nam cho nhà thầu nước ngoài thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép nhà thầu nước ngoài được tuyển người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được lao động Việt Nam.
dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi thực hiện thông qua sao gửi và hướng dẫn đến các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh các văn bản quy định của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương về công tác tuyển dụng, quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo các tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác tuyển dụng, quản lý, cấp giấy phép lao động, báo cáo định kỳ và đột xuất về việc sử dụng người nước ngoài làm việc tại tổ chức, đơn vị.
Bên cạnh đó, hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi đều mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp có sử dụng LĐNN trên địa bàn tỉnh về công tác sử dụng lao động nước ngoài nhằm đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
Qua theo dõi, hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động người nước ngoài tại Quảng Ngãi đều được UBND tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận và hoạt động bình thường và thực hiện tương đối đầy đủ các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý người nước ngoài, được UBND tỉnh chấp thuận việc sử dụng lao động trước khi tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Theo số liệu thống kê từ năm 2014-2016 thể hiện:
Bảng 2.1. Tình hình số lao động nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2016
(Đơn vị: người)
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tổ chức, đơn vị có lao động
nước ngoài trên địa bàn tỉnh 35 38 40
Quảng Ngãi
Tổng số lao động nước ngoài 328 344 385
Số lao động được cấp giấy phép 320 314 375
Số lao động được miễn cấp giấy
8 30 10
phép lao động
(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2014-2016 của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi)
Qua số liệu bảng 2.1 có thể thấy, số lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi nói chung và số lao động nước ngoài được cấp giấy phép nói riêng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng do các doanh nghiệp FDI được thành lập từ khi Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi được hình thành năm 2014. Số lượng lao động người nước ngoài có tăng nhưng không nhiều vì những doanh nghiệp tại Khu kinh tế Dung quất có xu hướng sử dụng lao động trí thức Việt Nam. Điều này chứng tỏ nền giáo dục Việt Nam đang có những bước tiến lớn về chất lượng đào tạo, cũng như trình độ khoa học công nghệ đang trên đà phát triển cùng với thế giới.
Xét về cơ cấu giới tính:
Bảng 2.2. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi theo giới tính giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: người
Giới Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
tính Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %
Tổng 328 100 344 100 385 100
Nam 290 88,4 320 93 350 90,9
Nữ 38 11,6 24 7 35 9,1
(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2014-2016 của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi)
Qua số liệu bảng 2.2 có thể thấy, trong giai đoạn 2014 - 2016, số lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu là nam giới, chiếm tới từ 88,4% đến 93% tổng số lao động nước ngoài tại Tỉnh. Sở dĩ có kết quả trên là do tính chất công việc của lao động nước ngoài sang Việt Nam đa phần là ngành nghề kỹ thuật các công việc có khối lượng làm việc lớn như: Xây dựng, cơ khí, công nghiệp nặng…tỷ lệ lao động nước ngoài là nữ giới tại Quảng Ngãi thấp chiếm từ 7%-11,6% chủ yếu tập trung làm việc tại các trung tâm dạy ngoại ngữ.
Về cơ cấu độ tuổi:
Bảng 2.3. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi theo độ tuổi giai đoạn 2014 – 2016 (Đơn vị: người)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
% % %
Từ 18 - 30 tuổi 78 23,78 80 23,25 95 24,67
Từ 31 - 50 tuổi 199 60,67 212 61,62 253 65,71
Từ 51 trở lên 51 15,54 52 15,11 37 9,61
Tổng 328 100 344 100 385 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2014-2016 của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi)
Theo số liệu bảng 2.3 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2016, số lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu ở độ tuổi từ 31 - 50 tuổi chiếm trên 60%. Đây là độ tuổi lý tưởng bởi ở độ tuổi này con người thường đầy đủ sức khỏe, đã có kinh nghiệm thực tế trong công việc, mang lại hiệu quả lớn nhất.
Phần lớn lao động nước ngoài sang làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi đa số là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, là nam giới họ làm việc tại các doanh nghiệp FDI, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, đây là những ngành nghề nặng nhọc về xây dựng, cơ khí, lọc hóa dầu… đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh Quảng Ngãi.
Về quốc tịch:
Trong giai đoạn 2014 - 2016, lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đa dạng quốc tịch (20 quốc tịch), quốc tịch chủ yếu là Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc. Lực lượng lao động này thường là các chuyên gia, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp nặng làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh. Đối với người lao động nước ngoài ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Rumani… còn khá ít. Đây là một trong những hạn chế đối với công tác thu hút và quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi.
Bảng 2.4. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi theo quốc tịch giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: người
Quốc tịch Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng 328 344 385 Hàn Quốc 185 170 142 Philippines 12 15 23 Thái Lan 3 5 10 Trung Quốc 65 68 87 Đài Loan 10 12 28 CH Séc 2 2 3 Anh 2 3 3 Mỹ 3 3 5 Úc 2 3 3
Quốc tịch Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nam Phi 1 1 4 Nhật 3 4 4 Đức 6 7 7 Hà Lan 2 2 2 Nga 0 1 1 Ukraine 0 2 2 Canada 0 1 2 New Zealand 3 3 3 Nigieria 1 1 1 Rumani 1 1 1 Áo 1 1 1 Croatian 1 1 1 Ấn Độ 25 28 52
(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2014-2016 của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi).
Về hình thức lao động:
Hình thức lao động nước ngoài làm việc tại tại tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu theo HĐLĐ, theo hợp đồng kinh tế, di chuyển nội bộ doanh nghiệp và một số hình thức khác. Trong giai đoạn 2014 - 2016, hình thức lao động theo di chuyển nội bộ doanh nghiệp chiếm khoảng 30%, thực hiện hợp đồng kinh tế 10%.
Bảng 2.5. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi theo hình thức lao động giai đoạn 2014 - 2016
(Đơn vị: người)
Hình thức lao động Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng 328 344 385
Theo HĐLĐ 150 163 186
Theo hợp đồng kinh tế, thương mại 103 106 110
Di chuyển nội bộ 70 70 75
Khác 5 5 14
(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2014-2016 của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi).
Về trình độ chuyên môn:
Bảng 2.6. Thống kê số lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2014 - 2016
(Đơn vị: người )
Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng 328 344 385
Có bằng, chuyên môn kỹ thuật 245 268 298 Có kinh nghiệm trên 5 năm 73 72 82
Khác 10 4 5
(Nguồn: Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh qua 3 năm từ 2014-2016 của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi).
Nhìn chung, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động nước ngoài đang làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi có trình độ chuyên môn cao, đây chính là lực lượng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh theo hướng hiện đại hóa.
Hạn chế:
Hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật::
Đối với quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa đảm bảo theo quy định như: Về tuyển dụng lao động Việt Nam đối với nhà thầu trước khi tuyển lao động người nước ngoài, mặc dù quy trình thủ tục có thông báo tuyển dụng nhưng chỉ là hình thức dẫn đến cơ quan quản lý lao động tại địa phương không kiểm soát được.
Nhiều dự án kinh tế lớn có vốn đầu tư nước ngoài, chịu nhiều áp lực về tiến độ, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với số lượng lớn. Tuy nhiên quy định của pháp luật yêu cầu phải thẩm định từng vị trí công việc mà doanh nghiệp thật sự có nhu cầu và không tuyển được lao động Việt Nam, điều đó gây mất thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép lao động.
Theo quy định, người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động trước rồi mới được nhập cảnh vào làm việc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đã nhập cảnh vào làm việc tại doanh nghiệp rồi mới thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động. Trong trường hợp này các doanh nghiệp đã lợi dụng kẻ hở trong quy định của pháp luật, thực hiện việc bảo lãnh cho người lao động nước ngoài dưới hình thức làm việc ngắn hạn dưới 3 tháng. Chính vì điều này đã ảnh hưởng đến công tác quản lý của địa phương, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh- ổn định chính trị tại tỉnh. Nhưng pháp luật chưa quy định chế tài trong xử lý vi phạm của doanh nghiệp.
tiến độ, chất lượng kỹ thuật và hiệu quả của việc thi công các dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu không quan tâm đúng mức tới việc tuyển lao động Việt Nam thay thế vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài.
Một số đơn vị chưa quan tâm đến kế hoạch đào tạo người lao động tại Tỉnh để chuẩn bị thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận; chưa báo cáo danh sách và hồ sơ kịp thời theo quy định tại khoản 6, Điều 9, Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ đối với lao động người nước ngoài làm việc thời hạn dưới 3 tháng cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, như: Công ty TNHH Xindadong Textiles Việt Nam, Công ty TNHH King Riches (Việt Nam) Footwear, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công trình Việt Hưng (Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi và Khu kinh tế Dung Quất ).
Các đơn vị thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại thuộc đối tượng áp dụng tại điểm c, khoản 1, điều 1, Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ, phía đối tác nước ngoài có sử dụng lao động người nước ngoài làm việc tại các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã có hợp đồng kinh tế, nhưng không kèm theo hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài về việc thỏa thuận người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1, điều 6, Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ, như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty Cổ phần Dịch vụ dầu khí PTSC Quảng Ngãi.
Công tác khai báo, đăng ký người nước ngoài tạm trú tại một số địa phương, cơ sở không báo cáo kịp thời cho Công an cấp trên, dẫn đến việc quản lý, theo dõi công tác tạm trú của người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ như Công ty Hải sản Nghi Bông.
2.2.1.2. Về thực hiện quy định về hồ sơ, thủ tục pháp lý đảm bảo cho người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam
Mặt đạt được:
Người sử dụng thực hiện đầy đủ các nội dung về hồ sơ cấp giấy phép lao động cho LĐNN theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH nên việc đảm bảo về hồ sơ pháp lý và thủ tục cho LĐNN làm việc tại Việt Nam gặp nhiều thuận lợi. Hầu hết các doanh nghiệp, nhà thầu đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sử dụng lao động người nước ngoài đều thực hiện tốt các quy định như: đảm bảo về mặt thời gian, đảm bảo về hồ sơ cấp phép, đều có ý kiến chấp thuận đồng ý cho phép sử dụng lao động nước ngoài của UBND tỉnh, sau khi các doanh nghiệp nhận giấy phép lao động và tiến hành ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài thì nộp bản sao hợp đồng lao động cho Sở Lao động – TB&XH tỉnh để quản lý, khi kết thúc hợp đồng hoặc nghỉ việc theo quy định thì đều tiến hành trả lại giấy phép lao động cho Sở.
Mặt hạn chế:
Trong thực tế quản lý, người sử dụng lao động ít quan tâm đến việc thực hiện thủ tục trả lại giấy phép lao động hoặc gửi bản sao hợp đồng cho Sở. Khi được kiểm tra nhắc nhở thì mới tiến hành thực hiện.
Nhiều chủ sử dụng lao động thỏa thuận với nhau trong việc chuyển nhượng lao động nước ngoài làm việc trong thời gian ngắn vì mục đích kinh doanh phổ biến ở các Trung tâm ngoại ngữ, gây khó khăn trong công tác quản lý.
Trình tự, thủ tục thực hiện đề nghị cấp giấy phép lao động còn rườm rà trong khi nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào tính chất công việc và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc ban hành
văn bản chấp thuận của UBND tỉnh đôi lúc còn chậm so với quy định.
Về thủ tục pháp lý, hồ sơ đảm bảo cho người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam áp dụng cho từng đối tượng LĐNN khi làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP. Theo đó, LĐNN vào Việt Nam làm việc với hình thức nào thì phải chứng minh các văn bản liên