Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh quảng ngãi (Trang 77 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Đánh giá chung

2.2.2.1. Kết quả đạt được

Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động. Số lượng người nước ngoài đến Quảng Ngãi làm việc tăng dần qua các năm và theo nhiều hình thức khác nhau (Theo Báo cáo về tình hình sử dụng lao động nước ngoài qua các năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi). Các quy định pháp luật về lao động nước ngoài làm việc tại Quảng Ngãi phải đảm bảo được những yêu cầu:

Một là, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức trong tuyển và sử dụng lao động nước ngoài. Nhu cầu sử dụng đối tượng này là một tất yếu vì vậy các quy định về việc sử dụng lao động nước ngoài không được là rào cản.

Hai là, tạo thuận lợi cho người lao động nước ngoài, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích những điều kiện có lợi hơn cho họ nhưng cũng không ảnh hưởng đến an ninh việc làm trong nước. Các biện pháp xử lý vi phạm cần mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa.

Ba là, tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý lao động nước ngoài. Cần bổ sung trách nhiệm và cụ thể hóa nhiệm vụ của những cơ quan chức năng, đồng thời có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan này, kiểm soát chặt chẽ các vi phạm.

Bốn là, phù hợp với pháp luật các nước, thông lệ quốc tế và đặc biệt, với những cam kết của Việt Nam tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên. Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam phải có những thay đổi trong quy định pháp luật để không trái với cam kết đã ký.

Năm là, tình hình thực hiện pháp luật đối với lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, qua các đợt kiểm tra, nhận thấy: Các doanh nghiệp đã nhận thức, hiểu rõ các quy định pháp luật của Nhà nước về quản lý và tuyển dụng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tổ chức quản lý và sử dụng lao động đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.

2.2.2.2 Mặt hạn chế

Một là, hạn chế trong quy định của pháp luật:

Quy định về trình tự, thủ tục phải tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài trước khi tuyển lao động nước ngoài, trong khi pháp luật về đấu thầu quy định các điều kiện để nhà thầu tham gia dự thầu phải có năng lực và kinh nghiệm đã từng thực hiện các dự án tương tự về kỹ thuật và quy mô, thực tế nhà thầu đã có sẵn đội ngũ lao động kỹ thuật, chuyên môn lành nghề và kinh nghiệm để thực hiện dự án trúng thầu; Quy định về điều kiện là chuyên gia và lao động kỹ thuật quá chặt chẽ chưa phù hợp với thông lệ, gây khó khăn cho nhà thầu nước ngoài trong việc tuyển và sử dụng lao động;

Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động còn quy định một số giấy tờ mà người lao động nước ngoài làm việc cho các nhà thầu trong thời gian rất ngắn (từ 1 đến 3 tháng, tối đa 6 tháng) khó thực hiện như phiếu lý lịch tư pháp, hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, bằng cấp chứng chỉ; Quy định cho phép được chuyển đổi mục đích nhập cảnh nên xảy ra tình trạng người nước ngoài xin thị thực du lịch vào Việt Nam lao động gây khó khăn trong công tác theo dõi, kiểm tra, quản lý;

Về chế tài xử phạt hành chính trong vi phạm pháp luật về quản lý lao động nước ngoài chưa đủ mức răn đe và buộc người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện; các biện pháp cưỡng chế chưa kiên quyết; chưa có nhiều biện pháp xử lý triệt để đối với các doanh nghiệp, nhà thầu hay cá nhân lao động nước ngoài cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam; Những quy định về điều kiện cấp giấy phép lao động mặt tích cực là bảo vệ việc làm cho lao động Việt Nam, tuy nhiên trong xu thế hội nhập có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và hạn chế sức cạnh tranh của lao động Việt Nam với lao động nước ngoài;

Chưa có quy định riêng về lao động nước ngoài làm việc cho các nhà thầu nước ngoài, quy định thời hạn của hợp đồng lao động chưa phù hợp với thời hạn của giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài.

Theo quy định mới thì lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc phải có đủ 2 điều kiện là vừa phải có bằng đại học, vừa phải có kinh nghiệm, đảm nhận các vị trí công việc như: Chuyên gia, giám đốc điều hành, nhà quản lý và lao động kỹ thuật. Trong khi, lĩnh vực giầy da, dệt sợi, túi xách có nhiều chuyên gia nước ngoài đã có kinh nghiệm làm việc 15-20 năm, nhưng trình độ chỉ ở mức giấy chứng nhận kinh nghiệm. Vì thế, áp dụng quy định này rất khó cho các doanh nghiệp. Thực tế có nhiều ngành nghề trên địa bàn tỉnh có các chuyên gia nước ngoài sang làm việc rất giỏi nhưng về thủ tục chưa đáp ứng được vì lao động làm việc ở lĩnh vực ngành nghề thủ công, truyền thống vì những lao động này không thể có bằng cấp.

Công tác quản lý của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý lao động nước ngoài chưa phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhiều đơn vị cùng quản lý nên thông tin không tập trung thống nhất.

giấy phép chưa được xử lý triệt để vì sợ ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư của tỉnh.

Hai là, thực hiện các nội dung pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi

Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác này, chưa báo cáo định kỳ, đột xuất danh sách lao động người nước ngoài đến công tác, làm việc dưới ba tháng cho cơ quan quản lý lao động tại địa phương.

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một số nhà thầu và người lao động nước ngoài trong việc tuyển, sử dụng và thực hiện cấp giấy phép lao động; xuất nhập cảnh và cư trú còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật quản lý lao động nước ngoài

Như trên đã nghiên cứu, pháp luật quản lý lao động nước ngoài không chỉ bao gồm tổng thể các nguyên tắc, qui tắc được chứa đựng trong các nguồn pháp luật khác nhau, mà còn bao gồm cả việc thi hành và tổ chức thi hành bởi các nguyên tắc, qui tắc chỉ có thể được xem là pháp luật nếu chúng được đem ra thi hành. Nói cách khác thi hành là một vế quan trọng để minh chứng cho việc các nguyên tắc và qui tắc được xã hội chấp nhận để điều tiết các ứng xử. Vì vậy khi nói tới nguyên nhân của các bất cập của pháp luật quản lý lao động nước ngoài, cần nói tới nguyên nhân của các bất cập về xây dựng các nguyên tắc, qui tắc xử sự, đồng thời nói tới nguyên nhân của các bất cập trong việc thi hành và tổ chức thi hành các nguyên tắc và qui tắc đã được tạo dựng.

Về các nguyên nhân của các bất cập về xây dựng pháp luật quản lý lao động nước ngoài

Nguyên nhân thứ nhất,cơ quan làm luật chưa xác định được đầy đủ các nguyên tắc của pháp luật quản lý lao động nước ngoài, trong khi các nguyên tắc chung của luật lao động không thể áp dụng vừa khớp đối với các quan hệ quản lý lao động nước ngoài bởi mục tiêu sử dụng lao động trong nước và mục tiêu sử dụng lao động nước ngoài không đồng nhất với nhau, đôi khi trái ngược nhau. Biểu hiện của các bất cập này là Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành không nêu ra các nguyên tắc của lĩnh vực pháp luật này. Do đó rất ít các qui định nói về hành vi quản lý phải hướng tới bảo vệ quyền con người. Chưa lường hết điều kiện thực tế và việc hội nhập quốc tế. Chậm được sửa đổi, bổ sung, hướng dần chưa kỹ.

Nguyên nhân thứ hai, những mối liên hệ giữa các chủ thể quản lý lao động nước ngoài chưa được cụ thể hóa ở tầm văn bản có giá trị pháp lý cao. Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý lao động với cơ quan công an bị nhường thẩm quyền cho thông tư liên bộ.

Nguyên nhân thứ ba, thiếu coi trọng vai trò của tư pháp trong hoạt động hỗ trợ quản lý. Hầu hết các chế tài được xác định bởi các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ xác định chế tài hành chính. Đây cũng là hệ quả không hay của việc giao việc soạn thảo luật cho cơ quản quản lý chuyên ngành. Do đó lợi ích cục bộ trong việc xây dựng vai trò và vị trí quan trọng của chuyên ngành lấn át.

Về các nguyên nhân của các bất cập về thi hành pháp luật quản lý lao động nước ngoài

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nước ngoài ở địa phương chưa nghiêm, theo dõi và quản lý lao động nước ngoài chưa được

thực hiện thường xuyên, kịp thời và thiếu sự phối hợp, hỗ trợ giữa Sở Lao động – TB&XH, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư..., Một số huyện ở địa phương thực hiện chế độ báo cáo không đầy đủ, không đúng quy định, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm còn rất hạn chế, chưa có nhiều đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để có những giải pháp quản lý lao động nước ngoài.

Người sử dụng lao động nước ngoài chưa thực hiện đúng pháp luật, không làm thủ tục đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động kịp thời cho lao động nước ngoài, không báo cáo đầy đủ, kịp thời việc sử dụng lao động nước ngoài theo quy định.

Người lao động nước ngoài chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp; chưa chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động [14].

Như vậy các nguyên nhân này được nêu ra khá đầy đủ kể cả về phía người quản lý và người bị quản lý (người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã đề cập đến thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi, tình hình lao động nước ngoài và quản lý lao động nước ngoài qua đó đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài... thống kê về số lượng lao động, cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi, hình thức lao động của LĐNN, vị trí việc làm và giới tính, trình độ chuyên môn của LĐNN theo quy định trong công tác thực hiện pháp luật đối với lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Những vấn đề lý luận được đề cập trong chương 2 là luận cứ khoa học giúp tác giả luận văn phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài tại tỉnh Quảng Ngãi trong chương 3 cũng như đề xuất phương hướng, mục tiêu, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI Ở

TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh quảng ngãi (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)