Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 43 - 45)

Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định 118/CP ngày 20/5/1975của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Viện Khoa học Việt Nam được thành lập ban đầu với mục đích là sẽ đóng vai trò như một Viện Hàn lâm khoa học giống như tại các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Ngày 22/5/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/CP thành lập Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Viện Khoa học Việt Nam. Với Nghị định này, Viện có thêm chức năng nghiên cứu phát triển công nghệ. 11 năm sau, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, qua

đó khẳng định vị trí, chức năng nhiệm vụ của Viện KHCNVN trong bộ máy hành chính Nhà nước và hệ thống KH&CN quốc gia.

Đến nay, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN gồm 52 đơn vị

trực thuộc, trong đó có 33 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, 6 đơn vị

chuyên môn giúp việc Chủ tịch Viện, 8 đơn vị sự nghiệp công lập khác phục vụ yêu cầu quản lý của Viện Hàn lâm KHCNVN, 4 đơn vị tự trang trải kinh phí (không nhận kinh phí của Nhà nước) và 1 doanh nghiệp Nhà nước. Những

đơn vị sự nghiệp nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử; tự động hóa; công nghệ vũ trụ; khoa học

vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…

Các đơn vị của Viện tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một số đơn vịđóng tại Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt. Ngoài ra, Viện còn có hệ

thống trên 120 đài trạm trại thuộc 15 viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố

tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu...

2.2 Thực trạng về nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao tại Viện

Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 43 - 45)