Đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 25 - 31)

1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao

1.1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao

Nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao mang những đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN nói chung. Việc tìm hiểu về đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì trên cơ sở phân tích đặc

điểm của nguồn nhân lực KH&CN mới thấy rõ đây là một dạng lao động đặc thù, từ đó chúng ta thấy việc cần thiết phải có các cơ chế, chính sách phù hợp trong sử dụng, trọng dụng họ mới có thể phát huy cao nhất tiềm năng của nguồn nhân lực KH&CN.

1.1.2.1 Lao động trí óc

Lao động trí óc là lao động không phải người nào cũng có khả năng như nhau, không phải lúc nào cũng phát huy được lao động này với cường độ

làm việc và tạo ra sản phẩm như nhau. Hiệu quả của lao động trí óc phụ thuộc khá nhiều vào khả năng bộ não của người lao động, vào quá trình đào tạo, vào tâm lý, sự hài lòng, thậm chí cảđộng cơ của chính người lao động.

Có thể xem xét yếu tố lao động trí óc trong ba lĩnh vực như sau:

- Lao động KH&CN: Lao động trí óc dạng này có chịu ảnh hưởng của gen, của năng khiếu bẩm sinh, song chủ yếu được hình thành và khẳng định sau khi đã trải qua quá trình đào tạo và làm việc thực sự.

- Lao động nghệ thuật: đây là dạng lao động trí óc cũng phải trải qua

đào tạo và thực hành, song phần quan trọng nhất vẫn là yếu tố tài năng bẩm sinh của người lao động.

- Lao động quản lý: dạng lao động trí óc đòi hỏi người lao động vừa phải được đào tạo rất kỹ lưỡng về quản lý, về kinh doanh, đồng thời đòi hỏi yếu tố tài năng bẩm sinh.Quản lý, đó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Chính vì vậy, lao động quản lý kết hợp hài hoà hai yếu tố: yếu tố của đào tạo chính thống và yếu tố của tài năng quản lý – giao tiếp như là một dạng của lao

động nghệ thuật.

Những đặc trưng của lao động trí óc bao gồm:

- Khả năng lao động trí óc không phải ai cũng có, không phải lúc nào cũng xuất hiện.

- Lao động trí óc không được sử dụng đúng lúc thì khả năng lao động trí óc sẽ giảm, thậm chí mất đi.

- Những điều kiện cần cho lao động trí óc đó là: có năng khiếu, kiên trì lao động và sáng tạo, được đào tạo đồng bộ, thoải mái về mặt tinh thần, tự do tư duy sáng tạo.

- Nói chung, hiệu quả của lao động trí óc phụ thuộc cả thể lực lẫn trí lực của người lao động trí óc.

1.1.2.2 Lao động có tính sáng tạo

Lao động nghiên cứu KH&CN là lao động sáng tạo. Vậy thế nào là sáng tạo? Sáng tạo là hoạt động của con người nhằm tạo ra một sản phẩm mới

được xã hội chấp nhận.

- Yếu tố mới: Đó là yếu tố đòi hỏi một sản phẩm sáng tạo phải có. Đã gọi là sản phẩm sáng tạo hay là sản phẩm KH&CN thì đó phải là sản phẩm mới, phương pháp mới, bài báo mới, ý tưởng mới, định lý mới, mô hình mới, cách giải mới, cách sử dụng mới, lĩnh vực ứng dụng mới… Mới, có ý nghĩa là trước nó chưa có, hoặc nếu có thì ở dạng không tiên tiến bằng. Ví dụ, nghiên cứu cơ bản là để phát hiện và sáng lập những quy luật và lý luận mà trước đó chưa hề nhận thức được; nghiên cứu công nghệ là để sáng tạo ra phương pháp

công nghệ mà trước đó không có; nghiên cứu chế tạo là để sáng tạo ra những thiết bị hoặc sản phẩm mà trước đó không có.

- Yếu tố hữu dụng: đó là sự chấp nhận của thực tiễn. Thực tiễn ở đây

được hiểu theo nghĩa rộng: có thể là thị trường, xã hội, chương trình giảng dạy, ban biên tập của một tạp chí, thậm chí là hiệp hội hay là một nhóm các nhà khoa học.

- Yếu tố phương pháp khoa học: đối với công việc sáng tạo nói chung thì chỉ cần hai yếu tố kể trên là đủ, song đối với lao động KH&CN còn đòi hỏi phải là sản phẩm sáng tạo, phải được tạo ra bằng phương pháp khoa học.

Thật vậy, sáng tạo trong nghệ thuật có thể bằng ngẫu hứng, bằng cảm xúc, sáng tạo trong sản xuất có thể bằng kinh nghiệm lâu năm, còn sáng tạo trong KH&CN không thể không bằng phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học là tổ hợp các kiến thức khoa học, kinh nghiệm nghiên cứu và các biện pháp kỹ thuật trong việc thu thập, xử lý thông tin và các dữ kiện khoa học nhằm phát hiện, chứng minh tính đúng đắn khách quan của đối tượng nghiên cứu. Chính yếu tố này là yếu tố để phân biệt lao động nghiên cứu KH&CN với các dạng lao động sáng tạo khác. Có thể nói, sáng tạo là linh hồn của công tác nghiên cứu khoa học, là điểm cơ bản nhất để phân biệt nó với lao

động sản xuất bình thường, tức là lao động sản xuất mang tính lặp đi lặp lại. Nghiên cứu khoa học và sáng tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau, quá trình của công tác nghiên cứu khoa học chính là quá trình sáng tạo tri thức. Do đó, đánh giá trình độ cao thấp của thành quả nghiên cứu khoa học chủ yếu là xem độ lớn nhỏ của thành phần tính sáng tạo trong nó: tính sáng tạo càng lớn, trình độ càng cao và ngược lại.

1.1.2.3 Lao động mang tính mạo hiểm cao

Tính mạo hiểm là đặc trưng cho tất cả các hoạt động của con người mà khả năng thành công của nó là không chắc chắn. Khả năng thành công không

chắc chắn bao nhiêu thì có nghĩa là độ mạo hiểm càng cao bấy nhiêu. Tính mạo hiểm càng tăng khi khả năng thành công vẫn không chắc chắn, mà lượng

đầu tư về vốn và thời gian lại lớn.

Điều này giải thích tại sao nhiều nước trên thế giới đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN vẫn phải chịu chi những khoản kinh phí bao cấp lớn mà chưa chắc sẽ thu được kết quả với tất cả các lĩnh vực, các đề tài. Chỉ có một

điều chắc chắn là hiệu quả tổng thể do hoạt động KH&CN mang lại cho nền kinh tế của nước nào cũng lớn hơn nhiều so với số tiền đầu tư cho phát triển tiềm lực KH&CN.

Tính mạo hiểm ở đây còn nói lên một điều là nghiên cứu KH&CN là một dạng lao động thường gặp khó khăn bất thường, rất khó lường trước. Đặc biệt, đối với nghiên cứu công nghệ thì tính mạo hiểm lại càng cao vì nó liên quan đến cả sự biến động thị trường, tới cả kiến thức và tài năng quản lý công nghệ của người nghiên cứu.

Theo con số công bố của tổ chức UNESCO thì tỷ lệ trung bình giữa thành công và thất bại đối với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và những hoạt động nghiên cứu cải tạo, cải tiến kỹ thuật công trình được thể hiện theo Bảng sau:

Bảng 1.1. Bảng thống kê tỷ lệ thành công, thất bại của hoạt động nghiên cứu KHCN

Hoạt động KHCN Tỷ lệ thành công Tỷ lệ thất bại

Nghiên cứu cơ bản 0,25 0,75 Nghiên cứu ứng dụng 0,40 0,60 Nghiên cứu triển khai thử nghiệm 0,60 0,40

Cải tiến và cải tạo kỹ thuật công trình 0,90 0,10

(Nguồn [32, tr.67])

Bảng trên đã thể hiện rõ độ rủi ro, thất bại của lao động nghiên cứu khoa học là không thể tránh khỏi, hệ số rủi ro của công tác nghiên cứu khoa học gia tăng cùng với sự gia tăng trình độ phức tạp số lượng các nghiên cứu khoa học. Đương nhiên, đối với nghiên cứu KH&CN thất bại cũng là một loại thu hoạch, nó có thể cảnh tỉnh người sau, điều đó nói lên hướng tư duy nghiên cứu không đi đúng hoặc phương pháp không thoảđáng, hay điều kiện, thiết bị

hiện có thậm chí lượng tích luỹ tri thức tương quan không đủ, những điều này là những kinh nghiệm và bài học cho người tiếp tục nghiên cứu về sau.

1.1.2.4 Lao động mang tính độc lập cá thể cao

Tính độc lập cá thể ở đây được hiểu như vai trò quyết định của sự thành công là độc lập của từng cá thể các nhà nghiên cứu. Nói chung, trong sáng tạo, vai trò sáng tạo của các cá thể bao giờ cũng ngự trị. Lao động sáng tạo trong nghệ thuật, trong quản lý, cũng như trong nghiên cứu KH&CN thì vai trò của cá thể lại càng cao và ngự trị gần như tuyệt đối. Mặc dù gần đây người ta đã thống kê được số lượng các công trình khoa học viết chung có tăng lên, thậm chí nhiều hơn số công trình khoa học của một tác giả duy nhất. Song nếu nhìn nhận một cách khách quan thì giữa các tác giả viết chung, có thể xác định một cách chắc chắn sự đóng góp của từng người trong danh sách đồng tác giả: có người đóng góp bằng sự hướng dẫn khu vực có thể sáng tạo, có người đóng góp bằng phỏng đoán sự sáng tạo và có người đóng góp bằng chính sự sáng tạo. Vai trò của tập thể nghiên cứu cũng không phải là không có ý nghĩa. Vai trò của tập thể nghiên cứu chỉ có ý nghĩa khi có sự phân công, tổ chức từng khâu trọng yếu trong việc thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng có mục tiêu và sản phẩm rõ ràng. Ngoài ra, vai trò của tập thể nghiên cứu còn

được biết đến như là một phản biện cho các công trình sáng tạo. Nhưng dù sao, trong sáng tạo, vai trò độc lập của cá thể vẫn mang tính quyết định.

1.1.2.5 Lao động mang tính kế thừa và tích luỹ

Khi làm sáng tỏ quan hệ giữa khoa học hiện đại với khoa học cổ Hy Lạp, Ăng ghen đã từng nói: Bất kể sự phát triển KHCN hiện đại nào cũng đều tìm thấy hình ảnh của nó thu nhỏ trong manh nha khoa học thời cổ đại Hy

Lạp. Nói cách khác, hoạt động nghiên cứu khoa học hiện đại đều không tách khỏi sự kế thừa thành quả lao động KH&CN của người đi trước, nó đều được tiến hành trên cơ sở sáng tạo của người khác hoặc người đi trước, những tri thức mới mà họ sáng tạo ra cũng tất nhiên sẽ được người khác hoặc người đời sau kế thừa và phát triển.

Tích luỹ của lao động KH&CN biểu hiện ở chỗ: sự triển khai của bất kỳ

hoạt động khoa học nào đều phải qua thời gian dài thai nghén, thu thập và tích luỹ với lượng lớn thông tin có liên quan đến phương pháp, thủ pháp và hướng tư

duy… của công việc nghiên cứu ấy, đồng thời với chúng tiến hành phân tích,

đánh giá, chỉnh lý, gia công một cách toàn diện, mới có thể cung cấp những điều kiện khả thi và cơ cở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới. Ở mỗi khâu, mỗi bước nghiên cứu, tính tích luỹ này cũng được biểu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối. Đo

đạc thử nghiệm lặp đi lặp lại cùng với phân tích so sánh số liệu thực nghiệm là biểu hiện quan trọng của tính tích luỹ. Cho nên, những người làm công tác KH&CN, trong lao động KH&CN cần cù gian khổđều phải chú ý kế thừa, tích luỹ, tiêu hoá và tiếp thu tri thức, mà “dũa đá của người thành ngọc của mình”

chính là con đường dẫn tới thành công của lao động KH&CN.

1.1.2.6 Coi trọng lý tưởng nghề nghiệp

Đối với các nhà khoa học, đặc biệt đối với những chuyên gia đầu ngành, đầu đàn với lao động khoa học xem như một thiên chức xã hội cao quý thì lý tưởng nghề nghiệp rất được đề cao, coi trọng đối với bản thân họ cũng

như đối với đánh giá của xã hội. Nhà khoa học thống nhất trong con người mình cùng một lúc hai vị thế: vị thế công dân của Nhà nước và vị thế khoa học sáng tạo nghề nghiệp chuyên môn. Lý tưởng nghề nghiệp là biểu hiện và là thước đo lý tưởng chính trị xã hội của họ. Bên cạnh đó, họ cũng là người tiếp cận nhanh nhất các luồng thông tin nghề nghiệp ở quy mô thế giới và khu vực, do đó đòi hỏi về giao tiếp, dân chủ và đãi ngộ của họ khá cao. Một mặt, họ có thể độc lập sáng tạo để bảo vệ danh dự đất nước; mặt khác họ (số này không nhiều) lại có thể dễ để mất bản lĩnh của mình, tôn thờ các thành tựu và giá trị của các nước có nền kinh tế và KHCN phát triển, khó hoà đồng với

đồng nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 25 - 31)