Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và Viện Hàn lâm KHCNVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 40 - 43)

Từ các kinh nghiệm và thành quả của các nước kể trên, các bài học bổ

ích rút ra là:

- Các nước đều có sự quan tâm đặc biệt tới nguồn nhân lực KH&CN, thấy rõ vai trò quan trọng của đội ngũ này trong quá trình công nghiệp hoá, thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội.

- Có hệ thống luật pháp, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các hoạt

động phát triển nguồn nhân lực KH&CN

- Các chính sách trọng dụng nhân lực KH&CN:

+ Có chính sách đãi ngộ thoả đáng: đây là tổng hợp một loạt các chính sách mang tính khuyến khích như: lương, nhà ở, điều kiện làm việc, điều kiện y tế, bảo hiểm xã hội… để đội ngũ KH&CN yên tâm làm việc mang hết khả

chỉ vì vấn đề mưu sinh mà còn luôn có sự tìm tòi sáng tạo trong công việc, đạt

được các đỉnh cao của khoa học.

+ Nhà nước cho phép các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu nếu có điều kiện thì có thể làm việc kiêm nhiệm. Ngoài phần thu nhập mà họ có được do công việc, họ còn có thể phát huy hết khả năng trí tuệ ở các nơi cần đến họ.

Đây là một biện pháp tiết kiệm, tận hưởng tri thức, chất xám, kinh nghiệm của các cán bộ KH&CN giỏi.

+ Nhà nước cũng như ngành đã có nhiều giải thưởng cao quý để động viên, tôn vinh các nhà KH&CN. Ngoài vấn đề vật chất nhất định của từng giải thưởng thì về ý nghĩa tinh thần đó là một biện pháp động viên mạnh mẽ mọi người tham gia các hoạt động KHCN, cống hiến cho phát triển KHCN nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao.

Trên cơ sở kế thừa quan niệm chung của các nhà khoa học, các nhà quản lý, tác giả làm rõ hơn quan niệm về nguồn nhân lực KH&CN, tiêu chí

đánh giá, đặc điểm của nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao; trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao và sự cần thiết phải trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao.

Đồng thời, tại Chương 1 tác giả cũng đưa ra 4 nội dung của trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. Bên cạnh đó, tác giả đã tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và một số tổ chức tại Việt Nam trong việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao. Từ đó rút ra một số bài học cho Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao.

Các nội dung nghiên cứu tại Chương 1 làm tiền đề để phân tích đánh giá Chương 2 và làm căn cứ đưa ra các giải pháp tại Chương 3 trên cơ sở

quan điểm của Đảng và Nhà nước về trọng dụng nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TRỌNG DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÌNH ĐỘ CAO VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 40 - 43)