6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN
- Tỷ lệ xóa nợ ròng:
Tỷ lệ
xóa nợ ròng =
Dƣ nợ khoản vay có tài sản bảo đảm đã xuất ngoại bảng - số tiền thu hồi
nợ từ việc xử lý tài sản
x 100%
Nợ xấu có tài sản bảo đảm đã xử lý xuất ngoại bảng
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VAY BẰNG TÀI SẢN
1.5.1. N ân tố bên trong
- Trình độ, đạo đức cán bộ tín dụng thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn thẩm định khách hàng. Để có thể cho vay, dù cho một khoản
nợ nhỏ hay lớn đều cần qua các công đoạn cơ bản nhƣ: thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi, kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi đƣợc nợ và lãi. Trong đó có thể nói thẩm định là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến mức cho vay, phƣơng thức vay, lãi suất, thời hạn… Nếu nhƣ khâu này thực hiện không tốt sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động cho vay nói chung và hoạt động thế chấp nói riêng. Một khách hàng rất tốt lại đƣợc kết luận rằng khách hàng đó ở mức trung bình hoặc không tốt lắm, khi đó dẫn tới chính sách cho vay của Ngân hàng trở nên khắt khe, gây mất thiện cảm của khách hàng đối với Ngân hàng thâm chí có thể
dẫn đến mất khách hàng tiềm năng. Ngƣợc lại, có những khách hàng không tốt lại đƣợc đánh giá tốt, rất tốt dẫn đến giảm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng, thậm chí Ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm, khả năng xảy ra tổn thất là rất lớn.
Giai đoạn thẩm định tài sản bảo đảm. Để mở rộng quan hệ khách hàng, đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng càng ngày càng mở rộng danh mục tài sản bảo đảm. Đồng nghĩa với điều này, việc định giá tài sản bảo đảm ngày càng phức tạp và đa dạng hơn. Nếu định giá cao hơn giá trị thực tế sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng trong quá trình xác định mức cho vay hợp lý. Ngƣợc lại đánh giá thấp tài sản bảo đảm sẽ tạo ra tâm lý e ngại không muốn vay vốn của khách hàng. Đối với từng loại tài sản, do đặc điểm đặc thù riêng biệt mà phƣơng pháp định giá cũng khác nhau. Do đó cán bộ tín dụng phải là ngƣời am hiểu các loại tài sản từ đó lựa chọn phƣơng pháp định giá phù hợp đối với từng loại tài sản dựa trên cơ sở theo dõi cập nhật thông tin thị trƣờng, có nhƣ thế chất lƣợng của hoạt động thế chấp mới đƣợc cải thiện.
Gia đoạn quản lý tài sản bảo đảm. Khi đã thực hiện giải ngân cho khách hàng vay, không đồng nghĩa là cán bộ tín dụng sẽ không còn trách nhiệm phải giám sát tài sản bảo đảm. Bởi vì giá trị của tài sản bảo đảm luôn thay đổi theo thời gian, có thể là giảm sút giá trị do việc sử dụng tài sản bảo đảm vào sản xuất của khách hàng, cũng có thể thay đổi do ảnh hƣởng của các điều kiện môi trƣờng, quan hệ cung cầu trên thị trƣờng. Khi phát hiện kịp thời những sự có liên quan làm giảm sút giá trị của tài sản so với định giá ban đầu phải tiến hành các biện pháp xử lý nhƣ yêu cầu bổ sung thêm tài sản bảo đảm khi việc giảm sút giá trị là đáng kể. Nếu công tác này không đƣợc thực hiện định kỳ và thƣờng xuyên thì sẽ không phát hiện đƣợc những thay đổi về giá trị tài sản bảo đảm trƣớc những biến cố khách quan và chủ quan, khi đó Ngân hàng sẽ không thể phản ứng kịp dẫn đến rủi ro khi xử lý tài sản bảo đảm.
Giai đoạn xử lý tài sản bảo đảm. Trƣờng hợp có tranh chấp xảy ra trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm sẽ gây lãng phí thời gian cũng nhƣ chi phí cho Ngân hàng. Xử lý tài sản bảo đảm nếu đƣợc thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích giữa các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thu đƣợc nợ và tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí. Do đó, yêu cầu đặt ra là cán bộ tín dụng phải làm sao chọn đƣợc cách thức giải quyết thích hợp nhất trong trong giai đoạn ký kết hợp đồng là yếu tố bắt buộc bảo đảm chất lƣợng của hoạt động xử lý tài sản bảo đảm.
- Chiến lƣợc kinh doanh, mục tiêu của Ngân hàng từng thời kỳ
Không phải bất kỳ giai đoạn nào Ngân hàng cũng có chính sách cho vay đồng loạt giống nhau. Chiến lƣợc kinh doanh, mục tiêu của Ngân hàng từng thời kỳ dựa vào chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ chính sách phát triển của Ngân hàng phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Trong giai đoạn mở rộng hoạt động cho vay cũng nhƣ nâng cao số lƣợng khách hàng, Ngân hàng sẽ phải thay đổi quy trình bảo đảm tiền vay bằng tài sản, mở rộng danh mục các tài sản bảo đảm tiền vay để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể vay vốn. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng công tác bảo đảm tiền vay khi mà việc mở rộng danh mục tài sản bảo đảm yêu cầu theo đó là việc nâng cao chất lƣợng của quy trình đánh giá và quản lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng phải tƣơng xứng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
1.5.2. N ân tố bên n oà
- Tƣ cách và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng
Bên cạnh các nhân tố bên trong thì nhân tố bên ngoài cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Khách hàng là chủ thể vay vốn, đối tƣợng thuộc sở hữu của bên bảo đảm, hơn ai hết chủ thể biết rõ chất lƣợng của tài sản bảo đảm. Do đó, công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản có tốt hay không điều đó phụ thuộc vào khách hàng vay. Cụ thể:
Một là tƣ cách khách hàng. Ngân hàng thẩm định, đánh giá, quyết định cho vay dựa một phần thông tin khách hàng cung cấp. Nếu khách hàng không trung thực, cố tình lừa đảo, cung cấp thông tin sai sự thật về tài sản bảo đảm thì sẽ gây rủi ro lớn cho hoạt động bảo đảm tiền vay nếu nhƣ Ngân hàng không phát hiện kịp thời. Ngƣợc lại với khách hàng có thiện chí tốt, có ý thức hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng rất lớn không chỉ trong việc thẩm định tính hợp pháp của tài sản bảo đảm, thẩm định giá tài sản bảo đảm để quyết định mức cho vay mà còn giúp cho Ngân hàng trong quá trình theo dõi, giám sát tài sản bảo đảm trong suốt quá trình vay vốn khi mà tài sản bảo đảm không thuộc quyền nắm giữ của Ngân hàng.
Hai là trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng xem xét cho vay dựa trên việc phân tích tính khả thi, hiệu quả của ý tƣởng, mục đích sử dụng tiền của khách hàng. Tuy nhiên khi phƣơng án, dự án đi vào hoạt động có thể xuất hiện rất nhiều biến cố khách quan từ môi trƣờng kinh ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của phƣơng án dự án. Đối với khách hàng có trình độ quản lý hoạt động kinh doanh tốt sẽ có những biện pháp để đảm bảo ngăn ngừa sự ảnh hƣởng của môi trƣờng xuống mức thấp nhất. Từ đó, khách hàng có thể hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi cho Ngân hàng, hợp đồng thế chấp bảo đảm tiền vay chấm dứt và ý nghĩa của việc thế chấp đã đƣợc đã phát huy vai trò của nó. Ngƣợc lại, đối với những khách hàng có trình độ quản lý không cao, do mở rộng kinh doanh vƣợt quá phạm vi điều hành cũng nhƣ do ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài mà dự án, phƣơng án thất bại, không có khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng. Giả sử, tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp này có chất lƣợng thì Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro thu hồi nợ, nhƣng giả sử tài sản bảo đảm ở đây là hàng tồn kho, hàng hóa hình thành từ phƣơng án vay, quyền đòi nợ của các khoản phải thu…là những
tài sản không có tính thanh khoản cao thì thật sự là hậu quả nghiêm trọng gây tổn thất lớn cho Ngân hàng.
- Môi trƣờng pháp lý
Bên cạnh đó, môi trƣờng pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hƣởng. Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Một xã hội ổn định và phát triển một phần phụ thuộc vào hiệu quả tác động của pháp luật. Hoạt động Ngân hàng cũng không nằm ngoài đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật, hơn nữa hoạt động này mang tính đặc thù, ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế của đất nƣớc, do đó pháp luật Ngân hàng phải đƣợc đặt ra và xem xét một cách thấu đáo, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay. Nếu hệ thống các văn bản có sự thống nhất, hoàn thiện chặt chẽ, ít lỗ hổng, phù hợp với thực tiễn, cơ chế nhanh gọn sẽ là hành lang pháp lý không những đảm bảo an toàn cho Ngân hàng mà còn thỏa mãn đƣợc nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hội, qua đó tác dụng thúc đẩy nền kinh tế, thực hiện mục tiêu của hoạt động cho vay của Ngân hàng.
- Môi trƣờng kinh tế
Khi nền kinh tế có bất kỳ biến động nào thì hoạt động Ngân hàng cũng sẽ chịu ảnh hƣởng, nhất là hoạt động bảo đảm tiền vay và biến động của nền kinh tế liên quan chặt chẽ với các tài sản của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Các nhân tố kinh tế vĩ mô nhƣ tỷ giá, mức lãi suất… biến động ảnh hƣởng không nhỏ đến các tài sản bảo đảm mà Ngân hàng nắm giữ nhƣ là biến động về giá mang lại cho Ngân hàng nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm và do đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động bảo đảm tiền vay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã tập trung hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp một số vấn đề lý luận về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thƣơng mại. Tác giả đã trình bày về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay, vai trò và ý nghĩa của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác này. Từ những cơ sở lý luận này, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát tr ển ủ Ngân hàng Nông n ệp và p át tr ển nôn t ôn V ệt N m - C n án Đà Nẵn
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc thành lập năm 1988 với tên gọi lúc bấy giờ là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1991 với quyết định số 66/NH-QĐ ngày 21/4/1991 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nƣớc đã thành lập thêm sở giao dịch III - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đóng tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hành vốn cho 11 tỉnh khu vực miền trung và Tây Nguyên. Lúc này, trên địa bàn có 2 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Việt Nam đó là: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Sở giao dịch III-Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng.
Quyết định số 267/QĐ-HBBT ngày 19/10/1992 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã sáp nhập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng vào Sở giao dịch III-Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Việt Nam tại Đà Nẵng vừa có nhiệm vụ quản lý, điều hòa vốn cho khu vực miền trung và Tây Nguyên vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Năm 1997 tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đƣợc chia tách thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ƣơng, đó là: Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Phạm vi hoạt động của Sở giao dịch III - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Việt Nam tại Đà Nẵng theo đó cũng thu hẹp phạm vi trong thành phố Đà Nẵng.
Năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành lập thêm chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Nhƣ vậy, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng lúc có 2 đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam&PTNT Việt Nam, đó là Sở giao dịch III- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
Năm 2000, Quyết định số 424/HĐBT – TCHC ngày 26/10/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã hợp nhất sở giao dịch III- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành phố Đà Nẵng thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
Năm 2012, quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/1/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam chuyển đổi Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Theo đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành phố Đà Nẵng đổi tên thành Chi nhánh Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng. Ngày 27/5/2015, thực hiện văn bản số 3240/NHNo-TCTL về việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
Đến 31/12/2016 cơ cấu và mạng lƣới chi nhánh trực thuộc gồm:1 hội sở chính, 14 chi nhánh loại 2 trực thuộc và 20 phòng giao dịch.
2.1.2. Chứ năn n ệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - C n án Đà Nẵng
a. Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác trong nƣớc và nƣớc ngoài dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của NHNo.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của NHNo.
- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và