Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2.3. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế

a. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Hàng năm, trên cơ sở khai đăng ký kinh doanh của DN, cơ quan thuế tiến hành cấp mã số thuế cho các DN. Việc quản lý DN đƣợc thực hiện trên mạng vi tính thống nhất trên cả nƣớc. Mỗi DN đƣợc gắn một mã số duy nhất. Tất cả các thông tin về DN nhƣ ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh, địa chỉ, trụ sở … đƣợc lƣu vào máy vi tính với file dữ liệu riêng biệt. Khi cần kiểm tra một DN nào đó thì cơ quan thuế chỉ cần mở file theo mã số thuế của DN.

Hiện nay, ở nƣớc ta việc tính thuế và kê khai thuế do các DN tự giác thực hiện, có sự kiểm tra, thanh tra của CQT. Trên cơ sở các quy định cụ thể của luật thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, DN tự tính doanh thu, thu nhập chịu thuế, từ đó lập tờ khai thuế phải nộp. Cơ quan thuế quy định cụ thể các chỉ tiêu trong nội dung của tờ khai tƣơng ứng với từng loại thuế.

Đối với mỗi sắc thuế cũng quy định cụ thể kỳ tính thuế, thời hạn lập tờ khai. Đến thời hạn quy định, DN phải nộp tờ khai cho CQT theo đúng quy định tại Luật Quản lý thuế.

Quản lý ban đầu ở khâu đăng ký, kê khai thuế do bộ phận kê khai và kế toán thuế thực hiện để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế qua việc đăng ký, kê khai thuế của NNT. Phải xác định đƣợc số hồ sơ phải nộp, đã nộp, không nộp, các lỗi số học và tính pháp lý của hồ sơ khai thuế, qua đó bộ phận kê khai và kế toán thuế có những điều chỉnh và kiến nghị xử lý kịp thời tạo điều kiện để NNT chấp hành tốt pháp luật về thuế. Việc quản lý ở khâu này nhằm phân loại đƣợc NNT định hƣớng cho việc quản lý ở các khâu tiếp theo.

Bảng 1.1: Nội dung xử lý hồ sơ khai thuế

Bƣớc công

việc Nội dung công việc 1. Cung cấp

thông tin hỗ trợ NNT

- Bộ phận Hỗ trợ NNT thực hiện cung cấp thông tin, mẫu biểu kê khai thuế và hƣớng dẫn NNT thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp HSKT.

2. Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

- Bộ phận “một cửa” tiếp nhận HSKT của NNT nộp trực tiếp

- Bộ phận văn thƣ tiếp nhận HSKT của NNT nộp qua bƣu chính

- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử 3. Kiểm tra,

xử lý hồ sơ khai thuế

- Tiếp nhận, xử lý

- Kiểm tra lỗi trên hồ sơ khai thuế

- Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT - Điều chỉnh HSKT của NNT do CQT nhầm lẫn, sai sót 4. Gia hạn nộp

HSKT của NNT

- Tiếp nhận đề nghị gia hạn hộp HSKT của NNT - Xử lý gia hạn nộp HSKT của NNT

- Theo dõi việc nộp hồ sơ khai thuế sau khi gia hạn của NNT

5. Lƣu HSKT của NNT

- Lƣu HSKT bằng giấy - Lƣu HSKT điện tử

- Lƣu tại cơ sở dữ liệu của ngành thuế

( Nguồn : Theo Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 về việc ban hành quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế)

Bảng 1.2: Nội dung quy trình về kế toán thuế

Bƣớc công

việc Nội dung công việc 1. Kế toán

thu NSNN

- Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền của NNT + Tiếp nhận, phân loại chứng từ nộp thuế tại KBNN + Xử lý đối với chứng từ nộp tiền không đúng quy định + Phân bổ và thông báo chứng từ nộp tiền của NNT đƣợc nộp tại Sở giao dịch KBNN

- Hoàn trả, bù trừ, thu hồi hoàn tiền thuế, tiền phạt - Lƣu chứng từ kế toán thu NSNN

+ Lƣu bằng giấy

+ Lƣu trên hệ thống cơ sở dữ liệu máy tính ngành thuế 2. Kế toán theo

dõi thu nộp thuế của NNT

- Nhận các văn bản xử lý về thuế đối với NNT do CQT thực hiện

- Nhập các thông tin liên quan đến số tiền thuế của NNT và hạn nộp của khoản thuế

- Kiểm tra, hạch toán vào Sổ theo dõi thu nộp thuế - Tính số thuế

- Khóa Sổ theo dõi thu nộp thuế - Đối chiếu nghĩa vụ thuế với NNT - Chuyển đổi nghĩa vụ thuế của NNT

- Xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT - Kết thúc theo dõi thu nộp của NNT trong trƣờng hợp NNT chấm dứt hoạt động và đóng MST

- Lƣu Sổ theo dõi thu nộp thuế

( Nguồn : Theo Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 về việc ban hành quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế)

c. Xử lý hoàn thuế

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế (bao gồm hoàn thuế GTGT và hoàn thuế khác do nộp thừa nhƣng nay không phát sinh nữa) của ĐTNT gửi đến, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo quy định của các luật thuế, phân loại và thực hiện hoàn thuế với những hồ sơ đủ điều kiện.Tùy theo đối tƣợng mà CQT thực hiện hoàn thuế ngay cho DN hoặc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trƣớc khi hoàn thuế cho DN.

Chỉ số khai thuế, hoàn thuế

- Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp

+ Số tờ khai thuế nộp đúng hạn: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế đúng thời hạn quy định của Luật quản lý thuế (chỉ tính đối với tờ khai thuế GTGT và TNDN đã nộp đúng thời hạn từ 01/01 đến 31/12/Năm đánh giá). [33]

+ Số tờ khai thuế đã nộp: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế trong kỳ (chỉ tính đối với tờ khai thuế GTGT và TNDN đã nộp từ 01/01 đến 31/12/Năm đánh giá). [33] Công thức tính: Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn = Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn x 100% Số tờ khai thuế đã nộp

- Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp

+ Số tờ khai thuế phải nộp: Là số tờ khai thuế NNT phải nộp đến cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế (chỉ tính đối với tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp từ 01/01 đến 31/12/Năm đánh giá). [33]

+ Số tờ khai thuế đã nộp: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế trong kỳ (chỉ tính đối với tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN đã nộp từ 01/01 đến 31/12/Năm đánh giá). [33]

Công thức tính:

Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp = Số tờ khai thuế đã nộp x 100% Số tờ khai thuế phải nộp

- Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết

+ Số hồ sơ hoàn thuế đƣợc giải quyết đúng hạn trong năm: Là số hồ sơ hoàn thuế của NNT đã đƣợc cơ quan thuế giải quyết theo đúng thời hạn quy định của Luật Quản lý thuế trong năm đánh giá. [33]

+ Số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết trong năm: Là số hồ sơ hoàn thuế năm trƣớc chuyển sang + Số hồ sơ hoàn thuế nhận đƣợc trong năm - Số hồ sơ hoàn thuế nhận đƣợc trong năm nhƣng chƣa hết hạn giải quyết. [33]

Công thức tính:

Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế đƣợc giải quyết đúng hạn =

Số hồ sơ hoàn thuế đƣợc giải quyết đúng hạn trong năm

x 100% Số hồ sơ hoàn thuế phải giải

quyết trong năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)