Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 100)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn

hoàn thuế

a. Quản lý đăng ký

Thực hiện kiểm tra đối chiếu, xác minh mã số thuế các DNTN trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ biến động của NNT, tăng cƣờng kiểm tra các tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhƣng thực tế có kinh doanh để đƣa vào diện quản lý thuế. Đồng thời, phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh và

các cơ quan liên quan, định kỳ thực hiện rà soát, đối chiếu xác minh doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, giám sát chặt chẽ ngƣời nộp thuế.

Sau khi cấp mã số thuế cho DN, cơ quan thuế cần nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh. Việc nắm rõ tình hình hoạt động của DN sẽ giúp CQT phát hiện kịp thời những sai phạm để có thể chấn chỉnh kịp thời hoạt động của DN đúng pháp luật.

b. Công tác xử lý tờ khai và kế toán thuế

Tăng cƣờng đôn đốc, hƣớng dẫn việc kê khai thuế kịp thời, đúng nhƣ quy định; kiên quyết xử lý các trƣờng hợp không kê khai thuế, kê khai thuế chậm hoặc không chính xác theo quy định của Luật Quản lý thuế. Hồ sơ khai thuế cần thực hiện cải cách theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, hạn chế tối đa hồ sơ khai thuế trễ hạn, hồ sơ có lỗi số học.

Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ đối với việc kê khai thuế qua mạng đơn giản dễ thực hiện để toàn bộ đối tƣợng nộp thuế theo kê khai áp dụng 100% khai thuế qua mạng và xây dựng phần mềm mở rộng việc khai thác thông tin của ngƣời nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho cơ quan thuế các địa phƣơng truy cập số liệu và thông tin kê khai của các doanh nghiệp trong cả nƣớc về số liệu kê khai hàng hóa mua vào, bán ra trên bảng kê từ đó hạn chế công tác gửi phiếu yêu cầu xác minh hoá đơn nhƣ hiện nay vừa làm mất thời gian vừa ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế.

Hoàn thiện quy chế “một cửa” trong đó quy định rõ bộ phận “một cửa” có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của hồ sơ khai thuế, trong trƣờng hợp hồ sơ khai thuế có sai sót thì đề nghị NNT bổ sung, điều chỉnh. Đồng thời, sửa đổi Quy trình kê khai và kế toán thuế nhằm đảm bảo tính thống nhất của một bộ phận kiểm soát hồ sơ khai thuế.

Xây dựng phần mềm kế toán thuế để theo dõi hạch toán toàn bộ các khoản phát sinh liên quan đến nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế vào các tài khoản kế toán.

Tổ chức xây dựng bộ máy kế toán thuế, đào tạo kiện toàn sắp xếp bộ máy kế toán để triển khai thực hiện chế độ kế toán, đồng thời xây dựng ứng dụng tin học để hỗ trợ công tác kế toán.

c. Quản lý khâu hoàn thuế GTGT

Nâng điều kiện hoàn thuế đối với các trƣờng hợp có số GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục lên 12 tháng liên tục. Tăng cƣờng quản lý công tác hoàn thuế GTGT nhƣ rà soát, phân loại các DN rủi ro cao về thuế, DN xuất khẩu nông lâm sản, hải sản, sử dụng hóa đơn ngoại tỉnh để tập trung kiểm tra, đẩy mạnh việc đối chiếu chéo hóa đơn của các DN nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền các địa phƣơng, các cơ quan trung ƣơng, đặc biệt là cơ quan công an, cảnh sát điều tra, an ninh điều tra để điều tra, khởi tố đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận hoàn thuế.

Căn cứ các đối tƣợng đƣợc hoàn và điều kiện đƣợc hoàn thông qua các lý do đề nghị hoàn: đầu tƣ tài sản cố định, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, hàng hóa tồn kho hoặc kinh doanh xuất khẩu nên thuế xuất thuế GTGT bằng 0% để phân loại và nhân định các sai phạm.

Thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, kiểm tra trƣớc khi quyết định hoàn thuế, đảm bảo số liệu chính xác, khớp đúng và đƣợc thẩm định chặt chẽ. Có chế độ khen thƣởng thoả đáng cho những ngƣời phát hiện, tố giác các trƣờng hợp vi phạm hoàn thuế và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm đó.

Xây dựng phần mềm kiểm tra hóa đơn chéo hóa đơn giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Theo đó hóa đơn bán hàng của những ngƣời nộp thuế sẽ đƣợc soát xét và đối chiếu thông qua hệ thống máy tính, nhằm phát hiện các sai sót, mâu thuẫn giữa doanh số mua vào và doanh số bán ra.

3.2.4. Quản lý thông tin ngƣời nộp thuế

Để thực hiện mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế đầy đủ, toàn diện phục vụ cho yêu cầu quản lí thuế hiện đại, hiệu quả theo cơ chế tự khai-tự nộp và ứng dụng kĩ thuật quản lí rủi ro trong quản lí thuế thì Cục thuế tỉnh Đắk Lắk cần phải nâng cấp kịp thời các ứng dụng để phù hợp với sự thay đổi của các quy định về thuế. Đồng thời tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin NNT nhƣ nâng cấp Ứng dụng Đăng ký và cấp mã số thuế; Ứng dụng tập trug thông tin cơ sở dữ liệu doanh nghiệp; các website tra cứu thông tin ngƣời nộp thuế, tra cứu hóa đơn...

Áp dụng phƣơng pháp quản lý thuế hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kĩ thuật quản lí rủi ro. Đây là phƣơng pháp quản lý thuế dựa trên lí thuyết xác suất và phân tích rủi ro trên cơ sở những nguồn thông tin về ngƣời nộp thuế đƣợc thu thập từ ngƣời nộp thuế, từ các chủ thể khác có liên quan và sự logic trong những nguồn thông tin đó để xác định đối tƣợng “có vấn đề” cần phải tập trung quản lí, giám sát. Phƣơng pháp quản lý thuế này có ƣu điểm vừa bảo đảm tính khách quan trong việc xác định các đối tƣợng cần để mắt tới, vừa tạo ra áp lực răn đe vô hình đối với ngƣời nộp thuế, tính hiệu quả trong quản lí thuế đƣợc nâng cao, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí cho cả Nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế, dân chủ đƣợc mở rộng; quyền, trách nhiệm của ngƣời nộp thuế đƣợc tôn trọng và đề cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)