Quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2.5. Quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế

Mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tƣợng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nƣớc phù hợp với pháp luật thuế. Nội dung của công tác quản lý nợ thuế đƣợc thể hiện qua bảng 1.3.

Bảng 1.3: Nội dung Quản lý nợ thuế

Bƣớc công

việc Nội dung công việc 1. Xây dựng

chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

- Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện - Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch

- Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho cơ quan thuế cấp trên

- Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

- Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ 2. Đôn đốc thu

và xử lý tiền thuế nợ

- Phân công quản lý nợ thuế - Phân loại tiền thuế nợ

- Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ - Đối chiếu số liệu

- Thực hiện đôn đốc thu nộp

- Xử lý hồ sơ đề nghị : Xóa nợ; Gia hạn nộp thuế; Hoàn kiêm bù trừ

- Phối hợp để điều chỉnh tiền thuế nợ

- Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị XDCB vãng lai, chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị UNT

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ - Lƣu trữ tài liệu về quản lý nợ

(Nguồn : Theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế)

Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Bao gồm các chỉ tiêu thành phần, đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế. Cụ thể:

- Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế

+ Mục đích sử dụng: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu nợ thuế (theo dõi, đôn đốc, cƣỡng chế thu nợ thuế…), ý thức tuân thủ của NNT trong

việc thực hiện nghĩa vụ thuế và việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế. [33]

+ Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá: Là tổng số tiền nợ thuế của tất cả NNT thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế tính đến thời điểm 31/12/Năm đánh giá. [33]

+ Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: Là tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu đƣợc trong năm, bao gồm cả thu từ dầu, thu tiền sử dụng đất. [33]

Công thức tính:

Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế =

Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá

x 100% Tổng thu nội địa do ngành

thuế quản lý

- Tổng số tiền nợ thuế có khả năng thu tính đến thời điểm 31/12 năm trước bao gồm:

+ Tổng số tiền nợ thuế đến 90 ngày tính đến thời điểm 31/12 năm trƣớc + Tổng số tiền nợ thuế quá 90 ngày tính đến thời điểm 31/12 năm trƣớc

- Tổng số tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh: Là số tiền thuế NNT đã nộp nhƣng có một số sai sót trên chứng từ nộp tiền hoặc chứng từ chậm luân chuyển hoặc thất lạc,… (trừ các khoản nợ điều chỉnh do có khiếu nại) tính đến thời điểm 31/12/Năm đánh giá, cơ quan thuế đang chờ điều chỉnh theo đúng quy định. [33]

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)