6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảo đảm tiền vay là công tác để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Công tác này có được thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:
1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng
a. Khả năng đánh giá khách hàng của Ngân hàng
Việc đánh giá khách hàng dựa trên khả năng thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng vay. Những thông tin chính xác về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, về tư cách vay vốn của khách hàng, dự báo về xu hướng sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ là nền tảng cho việc thẩm định khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay có bảo đảm dưới hình thức nào cho phù hợp.
Để có thể cho vay, dù một khoản vay nhỏ hay lớn đều cần phải qua các công đoạn như thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi, kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay cho đến khi thu hồi được nợ và lãi. Trong đó, có thể nói thẩm định, đánh giá khách hàng là khâu rất quan trọng. Nếu khâu này được thực hiện không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ
hoạt động cho vay nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Ví dụ
như một khách hàng tốt được kết luận rằng khách hàng đó ở mức trung bình hoặc không tốt lắm khi đó dẫn đến chính sách cho vay của ngân hàng trở nên khắt khe hơn, gây mất thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng hoặc có thể dẫn đến mất khách hàng tiềm năng. Ngược lại, có những khách hàng không tốt lại được đánh giá tốt dẫn đến giảm sự phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, khả năng gây ra tổn thất cho ngân hàng là rất lớn.
b. Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng
Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng đều có những chính sách cho vay cụ thể, có thể là mở rộng hay thắt chặt. Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng, sẽ mở rộng danh mục TSBĐ cũng như linh hoạt hơn trong công tác bảo đảm tiền vay nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn. Ngược lại, khi ngân hàng muốn thu hẹp quy mô tín dụng, ngoài công cụ là chính sách lãi suất thì việc sử dụng những quy định khắc khe hơn về TSBĐ cũng là một công cụ sử dụng vô cùng hiệu quả.
c. Khả năng đánh giá và theo dõi tài sản bảo đảm
• Chất lượng công tác định giá TSBĐ
Để cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng đưa ra nhiều chính sách ưu
đãi, các gói sản phẩm, dịch vụ mới…một trong số đó là chính sách về tài sản bảo đảm - ngày càng đa dạng, phong phú hơn, với chính sách linh hoạt, thông thoáng hơn, đồng nghĩa với đó là yêu cầu việc định giá tài sản bảo đảm phải
được tiến hành cẩn thận, chính xác hơn. Vì bản thân TSBĐđã rất khó để định giá cùng với những biến động khó dự đoán của thị trường thì công việc định giá lại trở nên khó khăn gấp bội. Nếu công việc định giá không được thực hiện tốt, việc định giá cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Nếu định giá TSBĐ cao hơn giá trị thực tế của nó sẽ
TSBĐ sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn, thậm chí là tâm lý e ngại không muốn vay vốn của khách hàng. Như vậy, để hoạt động bảo đảm tiền vay được thực hiện tốt thì một trong những điều kiện không thể thiếu là thực hiện tốt công tác định giá TSBĐ.
• Chất lượng công tác quản lý tài sản
Tài sản bảo đảm ngày càng đa dạng và phong phú, mỗi loại có những
đặc thù riêng, những thay đổi nhỏ của các biến số kinh tế vĩ mô cũng như
những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể làm thay đổi giá trị của TSBĐ. Vì vậy, để đảm bảo tài sản luôn nằm trong trạng thái bình thường và phát hiện kịp thời những sự cố liên quan làm giảm giá trị TSBĐ so với định giá ban đầu, ngân hàng phải thực hiện tốt khâu quản lý TSBĐ. Quản lý TSBĐ chính là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ. Nếu công tác này không được thực hiện định kỳ và thường xuyên sẽ không phát hiện được những thay đổi về giá trị TSBĐ trước những biến động chủ quan hay khách quan…khi đó ngân hàng sẽ không kịp phản ứng dẫn đến rủi ro khi phải xử lý TSBĐ. Chính vì vậy việc thực hiện tốt công tác quản lý TSBĐ một cách có kế
hoạch sẽ giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro không đáng có, giảm thiểu
được tổn thất cho ngân hàng.
d. Chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng
Trình độ cán bộ cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản của ngân hàng. Từ việc thẩm định và đánh giá tài sản bảo đảm, phân tích và dự báo được sự biến động giá trị của TSBĐ đến việc lập và tiến hành các giao dịch bảo đảm, thực hiện công chứng và
đăng ký giao dịch bảo đảm để bảo đảm nợ vay, định kỳ tái thẩm định TSBĐ,
đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để bảo đảm an toàn tín dụng. Tất cả các quy trình này, chỉ cần cán bộ tín dụng mắc sai sót ở ở một
khâu nào đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến khoản cho vay với khách hàng.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có đạo đức, nhạy bén trong phân tích sự
việc để thẩm định được chính xác, hợp lệ và khách quan. Phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững và vận dụng tốt các quy định của nhà nước và của ngân hàng để đánh giá chính xác, kịp thời tính pháp lý, giá trị, tính chuyển nhượng, các yếu tố ảnh hưởng của tài sản được thẩm định. Ngày nay,
ở trong các ngân hàng thì vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Không phải cán bộ tín dụng nào cũng đưa ra một kết luận giống nhau, vì vậy mà cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
e. Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Trước khi cung ứng một khoản vay, ngân hàng quan tâm nhiều đến việc liệu khách hàng có khả năng hoàn trả nợ thông qua việc sử dụng vốn vay hay không? Để trả lời câu hỏi đó, ngân hàng phải tiến hành các bước trong quy trình nghiệp vụ tín dụng. Quá trình này đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí giao dịch nhất định và ngân hàng luôn muốn giảm thiểu các chi phí này. Vì lẽ đó, một quan hệ lâu năm hoặc uy tín của khách hàng sẽ là cơ sở để ngân hàng quyết định hình thức bảo đảm tiền vay đối với khách hàng.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
a. Các yếu tố từ phía khách hàng
- Đạo đức của khách hàng: Như chúng ta đã biết, nguồn thông tin khách hàng cung cấp là cơ sở để ngân hàng thẩm định, quyết định cho vay. Nếu khách hàng không trung thực, cố tình lừa đảo, cung cấp thông tin sai sự
thật thì đó là rủi ro rất lớn về bảo đảm tiền vay nếu ngân hàng không phát hiện kịp thời. Ngược lại, với khách hàng trung thực, có ý thức hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng rất lớn trong thẩm định TSBĐ cũng như quyết định cho vay.
- Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng: Ngân hàng chỉ
cho vay khi nhận thấy khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có trình
độ quản lý tốt. Nếu không hội đủ hai yếu tố đó, khách hàng không thể sử
dụng đồng vốn thực sự có hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần sàn lọc để chọn ra những khách hàng hội đủ cả
hai yếu tố trên, nếu làm được sẽ là một thành công trong công tác bảo đảm tiền vay.
b. Mức độ an toàn của tài sản bảo đảm
Các ngân hàng thường đưa ra những tiêu chí nhất định đểđánh giá mức
độ an toàn của TSBĐ như việc dựa trên mức độ thuận lợi trong việc xác định quyền sở hữu của TSBĐ, sự tồn tại và hoạt động của thị trường TSBĐ, sự
khác biệt trong khả năng thực thi quyền của người cho vay. Trong đó, sự phát triển của thị trường TSBĐ là yếu tố mà ngân hàng quan tâm nhất, vì một trong những chức năng của TSBĐ là bảo đảm khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng phát sinh. Vì vậy, nếu có TSBĐ trên một thị trường phát triển thì có nghĩa là khả năng phát mại của tài sản cao, do đó khả năng chấp nhận tài sản đó để cho vay của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn.
c. Môi trường pháp lý
Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Khi bảo đảm tiền vay được đặt ra như một yếu tố của quy trình cho vay thì các văn bản pháp luật có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện công tác này. Trước hết, sự ra đời của các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay cũng như việc lựa
chọn các tài sản. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà các văn bản quy định nới lỏng hay thắt chặt các điều kiện áp dụng các hình thức bảo
đảm tiền vay đối với mỗi đối tượng vay vốn. Đồng thời, các yếu tố liên quan
đến bảo đảm tiền vay như danh mục tài sản được sử dụng làm tài sản bảo
đảm, việc xác định mức cho vay dựa trên giá trị TSBĐđó…cũng được đề cập trong các văn bản. Mặc dù những quy định này không chi tiết, nhưng nó là
định hướng mà ngân hàng phải tuân thủ khi thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Hơn nữa trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay, ngân hàng phải đối mặt với những vướng mắc phát sinh do các văn bản không phù hợp với điều kiện thực tế. Nhưng qua thời gian, các văn bản được chỉnh sửa theo hướng ngày càng hoàn thiện, giảm bớt các áp lực cho các ngân hàng khi thực hiện bảo đảm tiền vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Khái quát được nội dung hoạt động bảo đảm tiền vay của NHTM trong đó nêu rõ khái niệm, vai trò, các hình thức bảo đảm tiền vay.
2. Trình bày các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản như khái niệm, vai trò, các điều kiện cũng như các nôi dung chủ yếu trong công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
3. Nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay tại NHTM trong đó phân tích các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ngân hàng.
Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1, trong đó trọng tâm là nội dung công tác bảo đảm tiềm vay bằng tài sản tại NHTM làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng được trình bày ở
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA -
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VietNam - Russia Joint Venture Bank, VRB) được thành lập theo Giấy phép số 11/GP-NH do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ngày 30/10/2006, chính thức đi vào hoạt
động ngày 19/11/2006. VRB là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với Ngân hàng Ngoại thương (VTB) của Liên bang Nga, có vốn điều lệ 10 triệu USD, trong đó bên Việt Nam góp 51% và bên nước ngoài góp 49%. Vốn điều lệ hiện tại: 200 triệu USD.
Mục tiêu hoạt động:
- Là ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
- Là ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga.
Cam kết của VRB hướng tới khách hàng:
- Đem lại sự tiện lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; luôn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, hiệu quả kinh doanh cho khách hàng và ngân hàng.
Ngân hàng Liên doanh Việt Nga Chi nhánh Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 08/10/2008 v/v mở chi nhánh của hội
đồng quản trị VRB và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2008. VRB
Đà Nẵng là đại diện pháp nhân của VRB tại Đà Nẵng, có con dấu, bảng tổng tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống VRB, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo luật các tổ chức tài chính, điều lệ tổ chức và hoạt động của VRB, theo quy chế tổ
chức và hoạt động của Chi nhánh do Tổng Giám đốc ban hành và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc VRB.
Thẩm quyền ký kết các hợp đồng tín dụng của Giám đốc Chi nhánh: 15 tỷđồng.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của VRB - Chi nhánh Đà Nẵng
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VRB - Chi nhánh Đà Nẵng
Ngân hàng Liên doanh Việt Nga có tổ chức hệ thống thống nhất từ Hội sở chính (HSC) đến các chi nhánh tại các tỉnh, thành. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VRB Chi nhánh Đà Nẵng thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơđồ cơ cấu tổ chức của VRB – chi nhánh Đà Nẵng
Đứng đầu Chi nhánh là Ban giám đốc. Ban giám đốc Chi nhánh điều hành toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Các phòng ban dưới sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Ban giám đốc đều tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. BAN LÃNH ĐẠO PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc:
Thực hiện các hoạt động quản lý nói chung của toàn Chi nhánh. Điều hành, hướng dẫn, tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Phổ biến thực hiện các kế hoạch từ HSC, trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn đề phát sinh và việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng Quan hệ khách hàng:
Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng (QHKH), duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng như: cho vay, huy động vốn, phát triển các dịch vụ thẻ, Marketing … nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của ngân hàng. Trực tiếp khơi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng (thẩm định khách hàng, cấp hạn mức tín dụng và cấp