Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng liên doạnh việt nga, chi nhánh đà nẵng (Trang 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về bảo

bo đảm tin vay

Thông tin không cân xứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như

hiện nay thì nguồn thông tin có một ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các khoản vay. Nếu thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác, có thể làm cho ngân hàng đánh giá sai về khách hàng, bị khách hàng qua mặt, nhưng ngược lại cũng có thể mất đi những khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác là một thành công rất lớn của ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục cho vay và xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hợp lý nhất. Do đó, Chi nhánh nên chủ động xây dựng một mạng lưới liên quan đến khách hàng vay, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để khi cần thiết có thể

Thứ nhất, Chi nhánh nên thành lập phòng nghiệp vụ chuyên môn chuyên có chức năng thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thông tin, đồng thời tạo lập mối quan hệ chính thức với các tổ chức, cơ quan hữu quan như: TCTD khác, thuế vụ, hải quan, các tổ chức kiểm toán,.. để bảo đảm có được những thông tin cập nhật, chính xác. Làm tốt được điều này chẳng những giảm thiểu được rủi ro cho Chi nhánh, mà còn thu hút được khách hàng, vì khâu thẩm định của chúng ta nhanh hơn, thậm chí có thể bỏ một vài bước. Như vậy ta đã đơn giản hóa thủ tục, giúp khách hàng nhanh chóng có được nguồn vốn mình cần.

Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng mạng lưới thông tin dày đặc bao quanh cần trang bị cho cán bộ thẩm định các phương pháp tiếp cận, khai thác nguồn thông tin từ nhiều nguồn: tích cực tiếp cận, cập nhật từ những thay đổi trong đường lối chính sách của các cấp có thẩm quyền, về mọi lĩnh vực kinh tế trong nước và quốc tế, mua thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp, thuê chuyên gia tư vấn thẩm định các thông số kỹ thuật…

Thứ ba, trang bị công nghệ thông tin hiện đại, lắp đặt những phần mềm tiện ích có khả năng tích hợp thông tin từ các phòng ban, từ nhiều nguồn khác…Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần đặc biệt chú ý đến việc bảo mật thông tin. Nếu hệ thống bị đột nhập, phá hoại làm mất thông tin sẽ là một tổn hại nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng hợp và xây dựng một danh mục TSBĐ rõ ràng, các danh mục về BĐS cần phải được chi tiết hóa để dễ dàng quản lý. Một danh mục TSBĐ được xây dựng đa dạng nhưng nhất thiết các TSBĐ phải đáp ứng yêu cầu cụ thể.

Tuỳ tính chất và mức độ phức tạp của từng khoản vay mà có thể tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc thẩm định cho vay của mình được tốt. Các nguồn có thể khai thác thông tin như: Trung tâm tín dụng CIC của NHNN, các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, Hiệp

hội các nghành nghề liên quan, các Sở/Ban/Ngành liên quan trong địa bàn (Sở địa chính, Sở kế hoạch đầu tư), các tổ chức tín dụng khác và các loại báo, tạp chí kinh tế. Trường hợp cần thiết có thể đề xuất mua thông tin nhằm bảo đảm thu thập đầy đủ thông tin và có chất lượng. Cũng có thể thông qua các thông tin có được từ báo cáo của người vay, các báo cáo này cho thấy số liệu trong nhiều năm qua, vì vậy giúp ngân hàng có cơ sở để dự đoán về tình hình của khách hàng trong tương lai gần.

3.2.5. Thường xuyên đánh giá li giá tr tài sn bo đảm

Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai của Chi nhánh khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thực hiện được. Do đó giá trị của tài sản bảo đảm có

ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn của khoản vay. Để biết được giá trị của tài sản Chi nhánh nên thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản. Tài sản trong quá trình sử dụng phải chịu tác động của nhiều yếu tố như môi trường, mức biến động giá cả trên thị trường, hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. … vì vậy để đánh giá được chính xác nhất giá trị tài sản Chi nhánh phải thường xuyên thu thập thông tin giá cả của các tài sản tương đương trên thị

trường, xác định mức khấu hao hợp lý cho mỗi tài sản.

- Thường xuyên đánh giá lại TSBĐ để xác định được giá trị thực tế

của tài sản mà mình đang nắm giữ, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.

- Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, trong đó phải nhấn mạnh và

đưa ra được các biện pháp kiểm soát một cách có hiệu quả công tác tái

định giá TSBĐ. Tránh tình trạng cán bộ QHKH chỉ xem việc định giá lại TSBĐ là hình thức, làm qua loa cho có và cần có hình thức kỷ luật cụ thể đối với những trường hợp như vậy.

- Xây dựng hệ thống khách hàng uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả

trên tiêu chí phân tán, nhỏ lẻ với TSBĐ có giá trị tốt, tính thanh khoản cao và rõ ràng về mặt pháp lý.

- Trong quá trình đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, nếu như giá trị

của nó hao hụt nhanh, không thể bù đắp giá trị của các khoản vay thì Chi nhánh có thể giảm giá trị các khoản vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm và Chi nhánh phải lập quỹ dự phòng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụđối với Chi nhánh thì TSBĐ được xử lý để thu hồi nợ. Trên thực tế trong giai đoạn này Chi nhánh chưa phải thực hiện xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nhưng nếu điều này xảy ta thì Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Chi nhánh cần lập bộ phận chuyên trách về xử lý nợ để chủđộng hơn nếu có phát sinh.

3.2.6. Các giái pháp khác

i) Tăng cường áp dng công ngh thông tin vào hot động ca ngân hàng.

Trong mọi nơi, mọi lĩnh vực, ngành nghề không thể thiếu được công nghệ thông tin. Đó là điều tất yếu của xu thế hội nhập, phát triển. Đối với ngân hàng, thì công nghệ thông tin càng thể hiện rõ những ưu việt mà hẳn không có nó con người rất vất vả mới hoàn thành. Chẳng hạn như: công nghệ

thông tin giúp kết nối giữa các ngân hàng, ngân hàng trong nước với ngân hàng thế giới, ngân hàng với khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp hoạt động của ngân hàng được suôn sẻ và nhanh chóng hơn, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Trong xu thế hội nhập, nhất là sự cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài, thì đây quả là vấn đề bức thiết. Do đó, Chi nhánh cần phải cập nhật và áp dụng những phần mềm ứng dụng mới, hiện đại hóa hệ thống máy móc của Chi nhánh, tuyển dụng những cán bộ tin học giỏi là yêu cầu cấp thiết, tất yếu.

Tài sản bảo đảm càng đa dạng, phong phú càng khó khăn trong khâu quản lý. Do đó, để bảo đảm tài sản vẫn ở trong tình trạng bình thường và kịp thời phát hiện các sự cố liên quan để có biện pháp xử lý, tránh tình trạng giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút so với giá trị tài sản trong hợp đồng, hoặc không tồn tại do khách hàng lừa đảo… thì công tác quản lý tài sản bảo đảm có vai trò quyết định. Quản lý tài sản bảo đảm là quá trình theo dõi, kiểm tra,

đánh giá lại tài sản bảo đảm. Cần thực hiện công tác này một cách liên tục, thường xuyên, hoặc bất thường khi phát hiện có những điều bất ổn xảy ra. Nếu không làm tốt điều này, khi có những thay đổi về mặt số lượng cũng như

chất lượng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan ngân hàng sẽ

không phản ứng kịp, gây nên những rủi ro cho ngân hàng.

Do đó, Chi nhánh cần tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm

đồng thời tăng cường giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Với chính sách đa dạng hóa tài sản bảo đảm, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau về hình thức, về tính thanh khoản, tính ổn định cũng như những quy định pháp luật. Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra từng chính sách quản lý đối với mỗi loại tài sản. Cụ thể, đối với tài sản là bất động sản như nhà cửa, QSD

đất ở, căn hộ…Chi nhánh chỉ cần nắm giữ các giấy tờ sở hữu gốc, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng tài sản của khách hàng, đồng thời cập nhập những thông tin về thị trường bất động sản, và các diễn biến của thị trường khác có liên quan để có những thông tin phục vụ cho quá trình quản lý tốt hơn; đối với các tài sản là động sản, trước hết là đối với sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi, việc quản lý đơn giản và dễ dàng hơn, Chi nhánh có thể theo dõi và phong tỏa các hoạt

động thu chi trên tài khoản của người vay; đối với kỳ phiếu, trái phiếu thì cần kiểm tra ngày đáo hạn; đối với chứng khoán thì bám sát cập nhập thông tin hàng ngày, hàng giờ từ thị trường chứng khoán để có những ứng phó kịp thời vì cho đến thời điểm hiện nay, thị trường này còn khá nhiều bất ổn khó dự

đoán; đối với những tài sản thế chấp là hàng hóa, nguyên vật liệu… cần theo dõi và định kỳđánh giá lại tài sản vì đây là loại tài sản khó quản lý vì nó liên quan đến hao mòn vô hình, sự sụt giá do biến động của thị trường…Song như

ta đã biết, rủi ro là tất yếu, khách quan chỉ có thể đề phòng hạn chế chứ không thể loại trừ. Do đó, nếu không quản lý một cách chặt chẽ sẽ gây ra nhiều tổn thất cho Chi nhánh. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phối hợp với các chính quyền địa phương để quản lý tài sản bảo đảm một cách hiệu quả nhất.

iii) Thiết lp quan h vi các cơ quan tư vn, các văn phòng lut để xây dng các hp đồng cm c, thế chp và bo lãnh cht ch, tuân th pháp lut.

Cơ quan tư vấn và văn phòng luật làm nhiệm vụ chuyên sâu về vấn đề

tư vấn pháp luật. Việc kết hợp những cơ quan trên sẽ giúp VRB soạn thảo

được nhiều hợp đồng cầm cố, thế chấp, bão lãnh chặt chẽ hơn, tránh những trường hợp rủi ro không đáng có. Trường hợp xảy ra tranh chấp VRB sẽ nhận

được sự tư vấn kịp thời từ các cơ quan tư vấn, văn phòng luật. Sự tư vấn kịp thời này giúp VRB phần nào giải quyết dễ dàng hơn các tranh chấp, rút gọn thời gian xử lý TSBĐ, hạn chế tổn thất mà ngân hàng phải chịu.

iv) Hoàn thin công tác chm đim và xếp hng tín dng khách hàng.

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là quy trình đánh giá khả

năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính. Thông qua công việc này, các khách hàng sẽ được phân chia thành các nhóm khác nhau sẽ giúp cho Chi nhánh trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng và quản lý, giám sát khách hàng một cách khoa học và hiệu quả, giúp Chi nhánh lường trước được những dấu hiệu cho thấy những khoản vay có chất lượng xấu để từ đó có được những giải pháp xử

lý kịp thời. Đây là cũng là biện pháp cho phép đo lường mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được nợ vay để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.

3.3. MT S KIN NGH

3.3.1. Đối vi Chính ph

- Chính phủ cần đưa ra các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng cho vay có bảo đảm thực thi tốt nhất quyền năng của mình.

- Tiếp tục thực hiện việc rà soát, tập hợp thống nhất hoá các quy định hiện hành về cơ chế cho vay và bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm cho phù hợp với các luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp…nhằm loại bỏ bớt những chồng chéo và không thống nhất của chúng. Sớm ban hành luật bất động sản hoặc trong khi chờ luật ban hành cần phải có biện pháp chấn chỉnh tình hình biến động đất đai, tránh tạo cơn sốt giả tạo nhằm ổn định thị trường bất động sản và sớm phát triển thị

trường này một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó cần có các quy định riêng về việc xử lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước khi không trả được nợ vay. Trong khi chưa có quyết định giao đất chính thức cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án xây dựng khu dân cư, Chính phủ nên có văn bản hướng dẫn cách xử lý cho các cơ quan chức năng thực hiện tạo điều kiện để các doanh nghiệp có giấy tờ pháp lý làm cơ sở cho việc vay vốn.

- Để nâng cao chất lượng thông tin, Chính phủ cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc cung cấp thông tin và giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng ký giao dịch bảo

đảm phối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thiện các quy

định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử

dụng hệ thống thông tin.

- Xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phương châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất

dưới hình thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải được đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mô tài sản, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới.

- Chính phủ cần giành một khoản vốn thích đáng để đầu tư vào phát triển công nghệ ngân hàng, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để ngân hàng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

- Quy định rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng bảo đảm tiền vay, khi bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng có quyền thu hồi và phát mại tài sản, nếu bên vay không giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền nhờ các cơ quan luật pháp cưỡng chế

thi hành.

3.3.2. Đối vi Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về bảo đảm tiền vay, phổ biến tới các ngân hàng khi có sự thay đổi điều chỉnh để các ngân hàng chủđộng trong hoạt động bảo

đảm tiền vay bằng tài sản trong từng thời kỳ cụ thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng liên doạnh việt nga, chi nhánh đà nẵng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)