6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Các giái pháp khác
i) Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng.
Trong mọi nơi, mọi lĩnh vực, ngành nghề không thể thiếu được công nghệ thông tin. Đó là điều tất yếu của xu thế hội nhập, phát triển. Đối với ngân hàng, thì công nghệ thông tin càng thể hiện rõ những ưu việt mà hẳn không có nó con người rất vất vả mới hoàn thành. Chẳng hạn như: công nghệ
thông tin giúp kết nối giữa các ngân hàng, ngân hàng trong nước với ngân hàng thế giới, ngân hàng với khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Hơn nữa, việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp hoạt động của ngân hàng được suôn sẻ và nhanh chóng hơn, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng cung cấp.
Trong xu thế hội nhập, nhất là sự cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài, thì đây quả là vấn đề bức thiết. Do đó, Chi nhánh cần phải cập nhật và áp dụng những phần mềm ứng dụng mới, hiện đại hóa hệ thống máy móc của Chi nhánh, tuyển dụng những cán bộ tin học giỏi là yêu cầu cấp thiết, tất yếu.
Tài sản bảo đảm càng đa dạng, phong phú càng khó khăn trong khâu quản lý. Do đó, để bảo đảm tài sản vẫn ở trong tình trạng bình thường và kịp thời phát hiện các sự cố liên quan để có biện pháp xử lý, tránh tình trạng giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút so với giá trị tài sản trong hợp đồng, hoặc không tồn tại do khách hàng lừa đảo… thì công tác quản lý tài sản bảo đảm có vai trò quyết định. Quản lý tài sản bảo đảm là quá trình theo dõi, kiểm tra,
đánh giá lại tài sản bảo đảm. Cần thực hiện công tác này một cách liên tục, thường xuyên, hoặc bất thường khi phát hiện có những điều bất ổn xảy ra. Nếu không làm tốt điều này, khi có những thay đổi về mặt số lượng cũng như
chất lượng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan ngân hàng sẽ
không phản ứng kịp, gây nên những rủi ro cho ngân hàng.
Do đó, Chi nhánh cần tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm
đồng thời tăng cường giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Với chính sách đa dạng hóa tài sản bảo đảm, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau về hình thức, về tính thanh khoản, tính ổn định cũng như những quy định pháp luật. Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra từng chính sách quản lý đối với mỗi loại tài sản. Cụ thể, đối với tài sản là bất động sản như nhà cửa, QSD
đất ở, căn hộ…Chi nhánh chỉ cần nắm giữ các giấy tờ sở hữu gốc, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng tài sản của khách hàng, đồng thời cập nhập những thông tin về thị trường bất động sản, và các diễn biến của thị trường khác có liên quan để có những thông tin phục vụ cho quá trình quản lý tốt hơn; đối với các tài sản là động sản, trước hết là đối với sổ tiết kiệm, sổ tiền gửi, việc quản lý đơn giản và dễ dàng hơn, Chi nhánh có thể theo dõi và phong tỏa các hoạt
động thu chi trên tài khoản của người vay; đối với kỳ phiếu, trái phiếu thì cần kiểm tra ngày đáo hạn; đối với chứng khoán thì bám sát cập nhập thông tin hàng ngày, hàng giờ từ thị trường chứng khoán để có những ứng phó kịp thời vì cho đến thời điểm hiện nay, thị trường này còn khá nhiều bất ổn khó dự
đoán; đối với những tài sản thế chấp là hàng hóa, nguyên vật liệu… cần theo dõi và định kỳđánh giá lại tài sản vì đây là loại tài sản khó quản lý vì nó liên quan đến hao mòn vô hình, sự sụt giá do biến động của thị trường…Song như
ta đã biết, rủi ro là tất yếu, khách quan chỉ có thể đề phòng hạn chế chứ không thể loại trừ. Do đó, nếu không quản lý một cách chặt chẽ sẽ gây ra nhiều tổn thất cho Chi nhánh. Chính vì vậy, Chi nhánh cần phối hợp với các chính quyền địa phương để quản lý tài sản bảo đảm một cách hiệu quả nhất.
iii) Thiết lập quan hệ với các cơ quan tư vấn, các văn phòng luật để xây dựng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh chặt chẽ, tuân thủ pháp luật.
Cơ quan tư vấn và văn phòng luật làm nhiệm vụ chuyên sâu về vấn đề
tư vấn pháp luật. Việc kết hợp những cơ quan trên sẽ giúp VRB soạn thảo
được nhiều hợp đồng cầm cố, thế chấp, bão lãnh chặt chẽ hơn, tránh những trường hợp rủi ro không đáng có. Trường hợp xảy ra tranh chấp VRB sẽ nhận
được sự tư vấn kịp thời từ các cơ quan tư vấn, văn phòng luật. Sự tư vấn kịp thời này giúp VRB phần nào giải quyết dễ dàng hơn các tranh chấp, rút gọn thời gian xử lý TSBĐ, hạn chế tổn thất mà ngân hàng phải chịu.
iv) Hoàn thiện công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng.
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là quy trình đánh giá khả
năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng thông qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính. Thông qua công việc này, các khách hàng sẽ được phân chia thành các nhóm khác nhau sẽ giúp cho Chi nhánh trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng và quản lý, giám sát khách hàng một cách khoa học và hiệu quả, giúp Chi nhánh lường trước được những dấu hiệu cho thấy những khoản vay có chất lượng xấu để từ đó có được những giải pháp xử
lý kịp thời. Đây là cũng là biện pháp cho phép đo lường mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được nợ vay để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Chính phủ cần đưa ra các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng cho vay có bảo đảm thực thi tốt nhất quyền năng của mình.
- Tiếp tục thực hiện việc rà soát, tập hợp thống nhất hoá các quy định hiện hành về cơ chế cho vay và bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm cho phù hợp với các luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp…nhằm loại bỏ bớt những chồng chéo và không thống nhất của chúng. Sớm ban hành luật bất động sản hoặc trong khi chờ luật ban hành cần phải có biện pháp chấn chỉnh tình hình biến động đất đai, tránh tạo cơn sốt giả tạo nhằm ổn định thị trường bất động sản và sớm phát triển thị
trường này một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó cần có các quy định riêng về việc xử lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước khi không trả được nợ vay. Trong khi chưa có quyết định giao đất chính thức cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án xây dựng khu dân cư, Chính phủ nên có văn bản hướng dẫn cách xử lý cho các cơ quan chức năng thực hiện tạo điều kiện để các doanh nghiệp có giấy tờ pháp lý làm cơ sở cho việc vay vốn.
- Để nâng cao chất lượng thông tin, Chính phủ cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc cung cấp thông tin và giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm phối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thiện các quy
định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử
dụng hệ thống thông tin.
- Xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phương châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất
dưới hình thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải được đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mô tài sản, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới.
- Chính phủ cần giành một khoản vốn thích đáng để đầu tư vào phát triển công nghệ ngân hàng, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để ngân hàng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
- Quy định rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng bảo đảm tiền vay, khi bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng có quyền thu hồi và phát mại tài sản, nếu bên vay không giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền nhờ các cơ quan luật pháp cưỡng chế
thi hành.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định mới của pháp luật về bảo đảm tiền vay, phổ biến tới các ngân hàng khi có sự thay đổi điều chỉnh để các ngân hàng chủđộng trong hoạt động bảo
đảm tiền vay bằng tài sản trong từng thời kỳ cụ thể.
- NHNN nên phối hợp với các cơ quan có liên quan như Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, bộ tư pháp, và một số cơ quan liên quan để
nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi, an toàn thông thoáng cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
để cho nó trở thành nơi cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời về
khách hàng cho các TCTD.
3.3.3. Đối với VRB
- Ngân hàng VRB cần mở rộng hơn nữa chính sách tín dụng, áp dụng tối đa các quy định về bảo đảm tiền vay bằng tài sản với nhiều loại khách hàng, không chỉ có khách hàng lâu năm mà cả khách hàng tiềm năng mới.
- VRB cần nhanh chóng thiết lập “quy chế về bảo đảm tiền vay bằng tài sản của VRB” vì hiện tại ngân hàng mới chỉ có những quy định chung trong hoạt động tín dụng.
- Ngân hàng cần phải hoàn thiện quy trình, hệ thống cơ chế chính sách, công cụ quản lý tài sản bảo đảm trong nội bộ ngân hàng hàng. Không nên dựa hoàn toàn vào các văn bản pháp luật quy định vì thực tế diễn giải và quy nạp các vấn đề pháp luật phụ thuộc vào các chính sách, quy trình, mẫu biểu của ngân hàng. Đồng thời, cần nhận thức các công cụ pháp luật đôi khi không theo kịp diễn biến thực tế, ngân hàng nên xác định các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Cần xây dựng chính sách bảo đảm tiền vay chung hợp lý hơn và có biện pháp triển khai áp dụng chính sách phù hợp với từng chi nhánh, tránh áp đặt chạy theo thành tích, đặt ra các chỉ tiêu cứng nhắc buộc các chi nhánh phải áp dụng giống nhau.
- VRB cần chỉđạo sát sao các chi nhánh trong việc đổi mới phong cách làm việc hiệu quả hơn, tạo môi trường làm việc tốt. Bên cạnh đó, VRB cũng nên giao quyền tự quyết hơn nữa cho các chi nhánh trong việc kinh doanh của mình và có các quy định cụ thể về trách nhiệm của cán bộ về những quyết
- Ngân hàng cần có các kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực sẵn cho nhu cầu tương lai, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Vai trò của người lãnh đạo có vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là giám
đốc các chi nhánh thành viên có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng VRB cần mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, quản trị điều hành, nghệ thuật kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Tăng cường thiết lập quan hệ với các cơ quan tư vấn, các văn phòng luật để xây dựng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh chặt chẽ, tuân thủ pháp luật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, những tồn tại và nguyên nhân cùng với định hướng của Chi nhánh trong thời gian tới, nội dung chương 3 đã xây dựng được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, chương 3 cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng liên doanh Việt Nga để tạo điều kiện cho công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản
KẾT LUẬN
Hoạt động của hệ thống NHTM trong nền kinh tế mang tầm quan trọng như hệ thống mạch máu trong cơ thể. Do đó một nền kinh tế phát triển khi và chỉ khi có một thị trường tài chính nói chung và một hệ thống ngân hàng nói riêng hoạt động vững mạnh. Hơn nữa, ngành ngân hàng là một ngành kinh tế
nhạy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi nhưng mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả
của hoạt động bảo đảm tiền vay như thế nào lại phụ thuộc vào chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục của mỗi ngân hàng. Một giải pháp hữu hiệu đặt ra trong trường hợp này là sử dụng bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên hiệu quả của bảo đảm lại phụ thuộc rất nhiều vào các quy định của pháp luật về
bảo đảm tiền vay và cách thực hiện vận dụng các quy định đó vào thực tế như
thế nào. Vì vậy khoản mục tài sản bảo đảm luôn được các ngân hàng coi trọng. Trong quá trình nghiên cứu đề tài về công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga - CN Đà Nẵng, tôi nhận thấy Ngân hàng đã rất chú ý tới vấn đề trên, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số vướng mắc nhất định. Trước tình trạng này đòi hỏi phải có một sự
kết hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với khách hàng, cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng trong quá trình hoạt động. Từ những phân tích đánh giá về thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh, tôi đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác này. Có thể những giải pháp nêu trên là chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng tôi rất mong sẽ đóng góp một phần nào trong việc giảm thiểu những rủi ro mà ngân hàng mắc phải trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng mong muốn nhận được sự góp ý của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ luật Dân sự (2005), Số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, Theo quy định tại Điều 342.
[2] Bộ luật Dân sự (2005), Số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005, Theo quy định tại Điều 326.
[3] Chính phủ (1999), Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 của chính phủ, Theo khoản 1 Điều 2 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
[4] Chính phủ (1999), Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 của chính phủ, Theo khoản 2 Điều 2 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức