Các phương pháp giám sát của NHTW đối với NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh đà nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 25 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các phương pháp giám sát của NHTW đối với NHTM

Phương pháp giám sát tuân thủ: là phương pháp mà NHTW sử dụng đơn thuần là kiểm tra và theo dõi sự tuân thủ của các NHTM đối với các

17

quy định trong hoạt động ngân hàng của NHTW. Ví dụ như, NHTW quy định một tỷ lệ giới hạn về đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động giám sát của NHTW chỉ là hoạt động theo dõi và kiểm tra xem các ngân hàng thương mại có thực hiện và đảm bảo đúng theo mức giới hạn quy định do NHTW đưa ra hay không.

Phương pháp giám sát CAMELS: là phương pháp được xây dựng dựa trên việc giám sát đối với từng hoạt động chủ yếu (C-A-M-E-L-S) của Ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động đảm bảo mức độ an toàn Vốn (Capital), hoạt động đánh giá chất lượng tài sản (Assets), hoạt động quản lý của ngân hàng (Management), hoạt động thu nhập (Earning), hoạt động quản lý thanh khoản (Liquidity) và hoạt động quản lý độ nhạy (Sensitivity).

Trên cơ sở giám sát từng hoạt động của NHTM, NHTW xây dựng các “Báo cáo giám sát an toàn hệ thống”, “Báo cáo cảnh báo sớm” và “Báo cáo đánh giá xếp hạng” theo từng nội dung hoạt động của NHTM. Thông qua các báo cáo này, với những nhận xét, đánh giá hay xếp hạng cho từng hoạt động, từ đó NHTW đưa ra những kết luận chung cho hoạt động tổng thể của ngân hàng cũng như những NH cụ thể.

+ Báo cáo giám sát an toàn hệ thống là báo cáo được xây dựng hàng tháng từ những dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Báo cáo này sẽ do bộ phận giám sát từ xa xây dựng nhằm phản ánh các chỉ số hoạt động cho toàn bộ ngành ngân hàng, và được biểu diễn theo đồ thị phân bố tần suất dựa trên chu kỳ hoặc các dãy thời gian khác nhau. Bên cạnh đó là phần phân tích đi kèm với các số liệu và những nhận xét về xu hướng, sự tiến triển trong hệ thống ngân hàng nói riêng và đánh giá tính ổn định của hệ thống tài chính nói chung.

+ Báo cáo cảnh báo sớm là một báo cáo đi kèm với báo cáo giám sát an toàn hệ thống, cũng được xây dựng bởi bộ phận giám sát từ xa. Xuất phát từ những phân tích phân bố tần suất trong báo cáo giám sát an toàn hệ thống,

18

báo cáo cảnh báo sớm đưa ra danh sách các ngân hàng có những đột biến trong mỗi đồ thị phân bố tần suất. Kết quả của báo cáo cảnh báo sớm là đưa ra được danh sách các ngân hàng thương mại cụ thể có những biểu hiện bất thường. Đây là những ngân hàng có các chỉ tiêu nằm dưới mức giới hạn hoặc nằm ngoài xu hướng chung của toàn hệ thống.

+ Báo cáo đánh giá xếp hạng cho từng NHTM được lập hàng quý từ số liệu tài chính của từng NHTM và các thông tin khác. Báo cáo này là cầu nối trung tâm giữa hoạt động phân tích, giám sát từ xa và các thông tin do hoạt động thanh tra tại chỗ thu thập. Với các số liệu về tần suất, tỷ suất của từng ngân hàng từ bộ phận giám sát từ xa và phân tích diễn giải về các thông tin từ bộ phận thanh tra tại chỗ và các nguồn khác, đây là tài liệu cho phép xếp hạng từng ngân hàng. Những điểm yếu cụ thể được phát hiện trong kết quả xếp hạng từng ngân hàng là cơ sở cho việc lập kế hoạch thanh tra và xác định phạm vi cho các cuộc thanh tra tiếp theo

- Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro (risk-based supervision): là phương pháp được xây dựng dựa trên việc giám sát hoạt động chung của NHTM thông qua việc đánh giá các loại hình rủi ro mà NH đang gặp phải. Thông thường, các loại rủi ro mà một NHTM thường gặp phải bao gồm:

Rủi ro tín dụng (Credit risk): rủi ro xảy ra khi các khoản nợ và vay của ngân hàng thương mại không thu hồi được hoặc chậm thanh toán.

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk): là rủi ro thanh khoản tập trung vào khả năng ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ khi đến hạn của mình.

Rủi ro hoạt động (Operational risk): là rủi ro xảy ra trong quá trình NHTM vận hành các quy trình nghiệp vụ của mình.

Rủi ro thị trường (Market risk) là rủi ro của ngân hàng đối với các biến động về lãi suất, ngoại tệ, hay các sản phẩm phái sinh.

19

biến động về các quy định pháp luật, về chính trị xã hội…

Trên cơ sở xác định các loại rủi ro mà NHTM có thể gặp phải, NHTW đưa ra những đánh giá về khả năng quản trị từng loại rủi ro của NHTM. Từ đó có những nhận xét và thiết lập những yêu cầu cần thiết đối với NHTM nhằm giúp cho NHTM có thể có đủ khả năng quản trị rủi ro cho mình.

Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro sẽ giảm bớt các hoạt động thanh tra trực tiếp đối với NHTM, NHTW sẽ căn cứ vào các hoạt động mà các NHTM thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả trong quản trị từng loại rủi ro của NHTM. Các hoạt động này bao gồm: xác định chính xác loại rủi ro ngân hàng đang đối mặt; đo lường và đánh giá mức độ của rủi ro; kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra; giám sát liên tục rủi ro trong suốt quá trình hoạt động. Trên cơ sở đánh giá từng hoạt động cụ thể của quá trình quản trị rủi ro, NHTW có thể đưa ra nhận định về khả năng quản trị rủi ro của NHTM ở mức độ nào, có thể đưa ra mức xếp hạng cho khả năng quản trị rủi ro của từng NHTM.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh đà nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)