Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh đà nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 82 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

a. Hoàn thiện chính sách, hành lang pháp lý cho hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng

Hoạt động của các TCTD được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, những văn bản này có nhiều trường hợp

74

chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, làm cho việc áp dụng của các TCTD chưa thống nhất; căn cứ để TTNH kết luận vi phạm của TCTD không đầy đủ, chặt chẽ làm cho hiệu lực TT bị hạn chế.

Do đó, việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho công tác TT là hết sức cấp thiết, cần phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các TCTD cũng như hoạt động của Cơ quan TTGS ngân hàng, đảm bảo để TTNH có đủ thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh việc xây dựng các luật, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan để tạo tính đồng bộ, nhất quán và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH.

b. Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Cơ quan TTGS ngân hàng với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan

Mặc dù ra đời muộn và còn nhiều hạn chế nhưng đến nay, thị trường tài chính Việt Nam đã phát triển với đầy đủ các bộ phận, bao gồm: thị trường tiền tệ, thị trường NH, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường bảo hiểm, thị trường công cụ tài chính phái sinh. Hệ thống GS tài chính Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mô hình thể chế GS chuyên ngành, nghĩa là với mỗi bộ phận của thị trường tài chính sẽ có cơ quan GS tương ứng. Ưu điểm của mô hình này là bảo đảm GS được các định chế tài chính một cách chặt chẽ, thường xuyên. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều hạn chế như thiếu sự liên thông trong việc GS chung thị trường tài chính do các cơ quan GS chuyên ngành hoạt động độc lập, chưa có sự phối hợp; điều này sẽ gây khó khăn cho việc GS rủi ro chéo; chưa thực hiện GS trên cơ sở rủi ro; chưa chú trọng GS an toàn vĩ mô...

Để việc TTGS hoạt động NH có hiệu quả, Chính phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan:

75

quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan TTGS tài chính không bị chồng chéo trong công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các tổ chức đa ngành. Có như vậy mới xác định rõ chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị, cơ quan trogn việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH thuộc trách nhiệm được giao phục vụ công tác TTGS NH.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh đà nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 82 - 84)