KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH KHÊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 40)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH KHÊ

2.1.1. Vài nét về quận Thanh Khê và KBNN Thanh Khê

Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Diện tích tự nhiên 9,44 km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn thành phốĐà Nẵng). Phía Đông giáp quận Hải Châu, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng với đường bờ biển dài 4,287km. Quận Thanh Khê có 10 phường, bao gồm: An Khê, Hoà Khê, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Xuân Hà, Tam Thuận, Tân Chính, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung. Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng số dân là 184.341 người. Với mật độ dân số trung bình 24.5105 người/km2, Thanh Khê là quận có mật độ dân số cao nhất của thành phốĐà Nẵng.

KBNN Thanh Khê được thành lập theo Quyết định số 208/QĐ/TCCB ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính. KBNN Thanh Khê là Kho bạc trực thuộc KBNN Đà Nẵng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/4/1997 với chức năng quản lý Nhà nước quỹ ngân sách trên địa bàn quận, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua các hình thức như công trái, trái phiếu… theo đúng quy định của Tổng Giám đốc KBNN tại Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Thanh Khê

a. Chc năng

KBNN Thanh Khê là cơ quan trực thuộc KBNN Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp KBNN quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý

ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

b. Nhim v ca KBNN Thanh Khê

- Tập trung các khoản thu NSNN (bao gồm các khoản thu vay nợ và viện trợ trong và ngoài nước); thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách theo qui định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát, cấp phát thanh toán chi trả các khoản chi từ NSNN theo qui định của pháp luật

- Thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua kế hoạch hằng năm được Chính phủ và Bộ Tài chính giao.

- KBNN Thanh Khê có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách theo qui định của pháp luật; có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ điều kiện theo qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ thác của đơn vị.

- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN; hạch toán các qũy và tài sản của nhà nước được giao cho KBNN quản lý trên địa bàn.

- Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập xuất các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước do KBNN quản lý, quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý các tài sản Quốc gia; quản lý tiền, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị cá nhân gửi tại KBNN trên địa bàn theo phân công của KBNN Đà Nẵng.

Như vậy, hoạt động KBNN vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tài chính, tiền tệ và ngân sách, vừa thực hiện nhiều hoạt động nghiệp vụ như hoạt động của hệ thống ngân hàng và dịch vụ công.

2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý KBNN Thanh Khê

KBNN Thanh Khê hiện có 18 công chức, với Ban Lãnh đạo gồm 02 người (01 Giám đốc và Phó Giám đốc), bao gồm 03 tổ nghiệp vụ là Tổ Kế toán Nhà nước, Tổ Tổng hợp - Hành chính và Tổ Kho quỹ. KBNN Thanh Khê là Kho bạc cấp quận, huyện, trực thuộc KBNN Đà Nẵng.

Ban lãnh đạo: (gồm một Giám đốc và một Phó Giám đốc)

Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của KBNN Thanh Khê theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Đà Nẵng. Tham mưu, đề xuất, kiến nghị với UBND quận trong việc điều hành, quản lý Ngân sách Quận và các biện pháp huy động vốn trên địa bàn Quận.

Trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại KBNN Quận; duy trì kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính trong đơn vị; bảo đảm tuyệt đối an toàn về tiền, giấy tờ có giá trị, tài sản của Nhà nước trong phạm vi quản lý.

Ngoài ra, Giám đốc trực tiếp điều hành tổ kế toán về mặt nghiệp vụ; Phó giám đốc trực tiếp điều hành tổ tổng hợp hành chính và tổ kho quỹ về mặt nghiệp vụ.

Tổ Tổng hợp – Hành chính:

Tổ Tổng hợp – Hành chính, trong đó bố trí 1 đến 2 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán VĐT XDCB các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách quận và ngân sách xã, phường.

Tổng hợp và xây dựng kế hoạch vốn trên địa bàn Quận, định mức tồn ngân, tồn quỹ tiền mặt của đơn vị trình Giám đốc duyệt, báo cáo KBNN thành phố.

Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện quản lý thanh toán vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tếđảm bảo đúng cơ chế chính sách.

Kiểm soát cấp phát, thanh toán VĐT cho các CĐT theo chính sách chế độ của Nhà nước, đúng quy trình kiểm soát chi VĐT do KBNN ban hành;

phối hợp với cơ quan chức năng (khi có yêu cầu) kiểm soát việc sử dụng vốn của các CĐT, phát hiện đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm chế độ sử dụng vốn.

Thực hiện chức năng tổng hợp, báo cáo, xây dựng chương trình công tác, quản lý công tác văn thư lưu trữ, thực hiện công tác hành chính, bảo vệ cơ quan và thực hiện công tác khác theo yêu cầu của ban giám đốc.

Tổ Kế toán:

Thực hiện đúng quy trình, thủ tục thanh toán, hạch toán và phân chia số thu cho các cấp ngân sách theo đúng tỷ lệ quy định, hạch toán các khoản thoái thu, chi, thoái chi, giảm chi ngân sách kịp thời, đúng chế độ đúng mục lục ngân sách.

Kiểm soát cấp phát các khoản chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN; được từ chối các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

Kiểm tra đối chiếu, xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua KBNN, định kỳ báo cáo lãnh đạo về việc thực hiện dự toán thu, chi NSNN để thông báo cho cơ quan Tài chính và cơ quan liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tổ kho quỹ:

Đảm bảo an toàn tiền mặt, giấy tờ có giá trị, tài sản quý trong kho, thực hiện xuất nhập kho đảm bảo kịp thời, chính xác, bảo quản, sử dụng chìa khoá kho theo đúng quy định; mở và ghi sổ theo dõi nhập, xuất kho, đối chiếu sổ kho với sổ kế toán.

Kiểm đếm, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền, tài sản, các loại vật tư chuyên dùng đảm bảo an toàn.

Thực hiện kiểm đếm, chọn lọc, đóng gói, niêm phong tiền mặt, giấy tờ có giá trị, tài sản quý đảm bảo chính xác, an toàn kho quỹ.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THANH KHÊ

2.2.1. Công tác tổ chức và các quy định về công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư thanh toán vốn đầu tư

a. Công tác t chc kim soát thanh toán VĐT XDCB ti KBNN Thanh Khê

Bước 1: Khách hàng giao chứng từ trực tiếp cho cán bộ phòng Kiểm soát chi QLDA.

Bước 2: Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra chứng từ, trình ký và chuyển chứng từ cho cán bộ phòng kế toán.

Bước 3: Cán bộ kế toán xử lý chứng từ, đối với các khoản thanh toán bằng chuyển khoản thì chuyển cho đơn vị thụ hưởng, nếu là chứng từ nhận tiền mặt thì cán bộ kế toán chuyển chứng từ cho phòng Kho quỹ (3b), phòng Kho quỹ sau khi chi tiền cho khách hàng, trả một liên chứng từ cho khách hàng (3c) và chuyển lại chứng từ cho cán bộ kế toán (3d). Cán bộ kế toán chuyển trả lại chứng từ cho cán bộ phòng Kiểm soát chi NSNN.

Bước 4: Cán bộ phòng Kiểm soát chi NSNN trả chứng từ lại cho khách hàng.

* Nhận xét, đánh giá:

- Ưu điểm: Tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. - Hạn chế:

+ Khách hàng nộp hồ sơ giao chứng từ trực tiếp cho cán bộ nghiệp vụ phòng Kiểm soát chi QLDA không qua tổ một cửa dẫn đến hạn chế về tính công khai, minh bạch, gây ra tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu khi giao dịch trực tiếp.

+ Trong cơ cấu tổ chức thanh toán VĐT XDCB không có trưởng bộ phận thanh toán VĐT mà chỉ cán bộ thanh toán VĐT trực tiếp kiểm tra tất cả các hồ sơ nhận được từ chủ đầu để trình trực tiếp lãnh đạo. Như vậy, sẽ dễ dẫn đến sai sót trong quá trình thanh toán do không có phụ trách kiểm tra lại hồ sơ, chứng từ trước khi trình Lãnh đạo.

b. Quy định v công tác kim soát, thanh toán VĐT ca UBND thành phĐà Nng

Để phù hợp với điều kiện đặc thù của mình, ngoài các quy định của trung ương, chính quyền thành phố đã ban hành các quy định cụ thể về công tác kiểm soát thanh toán VĐT trên địa bàn thành phố và thường xuyên sửa bổi bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ, cụ thể từ năm 2009 đến năm 2013 UBND thành phố đã ban hành và sửa đổi bổ sung các quy định trong công tác thanh toán VĐT, gồm:

- Quyết định số 190/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 về ban hành Quy

định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 58/2005/QĐ-UB ngày 16/5/2005 về Sửa đổi, bổ sung Quy định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố.

phố v/v Quy định tạm thời về thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất

đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành bàn thành phố năm 2009 (Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009 và thay thế Điều 20 Quyết

định số 190/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 của UBND thành phốĐà Nẵng). - Quyết định số 1643/QĐ-UBND ngày 10/3/2010 của UBND thành phố

về việc Quy định thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố (Quyết định này có hiệu lực kể từ

ngày 10/3/2010 và thay thế Quyết định số 10609/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND thành phố).

- Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 về ban hành Quy

định một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố (Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2010 và thay thế Quyết định số 190/2003/QĐ-UB và Quyết định số 58/2005/QĐ-UB ngày 16/5/2005).

Bên cạnh việc thực hiện kiểm soát và thanh toán VĐT theo quy định chung của trung ương, thành phố còn quy định thêm như sau:

- Đối với lập nhu cầu thanh toán VĐT: Trước ngày 20 của tháng cuối quý trước, KBNN tổng hợp nhu cầu thanh toán VĐT gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Căn cứ khả năng ngân sách, cơ quan tài chính cân đối và trình UBND thành phố thông báo phân bổ VĐT hàng quý để làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Đối với việc cấp phát: VĐT được thanh toán 100% KLHT thành đảm bảo chất lượng được nghiệm thu trong từng đợt và thanh toán đến 90% giá trị KLHT lũy kế đối với đợt thanh toán cuối cùng của dự án, công trình, không vượt dự toán được duyệt hoặc kế hoạch vốn năm đã bố trí cho dự án.

* Nhận xét, đánh giá:

định của Chính phủ và các Bộ ngành của Trung ương; có tác dụng tích cực trong việc giúp UBND thành phố kiểm soát nguồn VĐT trong từng thời điểm; đảm bảo hiệu quả sử dụng VĐT và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn.

- Hạn chế: Chưa phù hợp với quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính trong kiểm soát và thanh toán VĐT, tạo thêm thủ tục trong công tác thanh toán VĐT XDCB, hạn chế tính chủđộng của CĐT, Ban QLDA trong công tác kiểm soát vốn, thanh toán đầu tư. Việc quy định mức tạm ứng vốn thanh toán với tỷ lệ cố định chưa khuyến khích các nhà thầu tích cực triển khai thi công công trình do nguồn vốn hạn chế.

2.2.2. Nội dung kiểm soát thanh toán VĐT XDCB tại KBNN Thanh Khê Thanh Khê

a. Quy trình kim soát

Ý nghĩa các hình trong hình vẽ

* Nhận xét, đánh giá:

- Ưu điểm: quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán VĐT XDCB đã được quy định rõ ràng từng nội dung thanh toán, thời hạn kiểm soát thanh toán, hồ sơ thủ tục trong thanh toán được công khai minh bạch đã làm giảm những mập mờ trong xử lý công việc, góp phần đáng kể trong công cuộc cải cách hành chính.

- Hạn chế:

Quy trình luân chuyển chứng từ còn khá rườm rà, chưa thực sự chặt chẽ. Để thanh toán được một khoản chi đầu tư thì thủ tục chứng từ cần phải thực hiện việc luân chuyển theo hai vòng khác nhau, điều này sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển chứng từ thanh toán vốn, ảnh hưởng đến quá trình giải ngân vốn cho CĐT.

b. Ni dung các bước kim soát thanh toán

b1. Kiểm soát thanh toán theo kế hoạch VĐT XDCB

Đầu năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Thanh Khê gửi kế hoạch thanh toán VĐT XDCB đã được UBND quận quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho KBNN Thanh Khê. Đây là kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án thuộc nguồn VĐT của NSNN đã đủ điều kiện như quy định. Kho bạc dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch được giao này để làm căn cứ cho việc kiểm soát chi VĐT XDCB cho CĐT.

UBND Quận phê duyệt đầu năm, Phòng Tài chính quận nhập kế hoạch vốn đã được phê duyệt vào hệ thống Tabmis (chương trình thanh toán VĐT XDCB của KBNN hiện đang áp dụng trên toàn quốc).

Dưới đây là nội dung của Thông báo kế hoạch VĐT XDCB năm 2013 của Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Thanh Khê đối với các công trình do quận làm CĐT, nguồn vốn ngân sách quận Bng 2.1: Kế hoch VĐT phát trin thuc NSNN Qun Thanh Khê năm 2013 ĐVT: triệu đồng STT TÊN DỰ ÁN CÔNG TRÌNH KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2013 Nguồn vốn XDCB tập trung 8.000 1.1 Công trình khởi công mới 3.489 1 Mở rộng trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ 239 2 Cống thoát nước và nền đường Tổ: 7, 9,11, 12,

19, 23 Phường Thanh Khê Tây 830

3 Cống thoát nước và nền đường Tổ: 5, 23

Phường Thanh Khê Đông 730

4 Hệ thống tiếp địa lưới điện chiếu sáng công

cộng năm 2013 750

5 Nhà sinh hoạt cộng đồng tổ dân phố số 24

phường An Khê 480

6 Xây dựng nhà sinh hoạt khu vực Tân An B,

Phường Tân Chính 460

1.2 Nguồn vốn chờ phân bổ 4.510

( Nguồn: Công trình do Quận làm CĐT – Ngân sách Quận)

của cơ quan KBNN sẽ kiểm tra và làm căn cứ chủ yếu để KBNN cấp phát vốn cho đơn vị thụ hưởng khi có đủđiều kiện thanh toán sau này.

* Nhận xét, đánh giá:

- Ưu điểm:

+ Qua kiểm tra bảng phân khai kế hoạch vốn của quận đã nắm bắt được tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư của CĐT; nắm được việc phân bổ VĐT theo cơ cấu nền kinh tế cũng như việc ưu tiên cho các công trình trọng điểm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)