7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Cải tiến nội dung công tác kiểm soát thanh toán VĐT tại KBNN
KBNN Thanh Khê
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN đã được Chính phủ quy định, cần tăng cường thực hiện kiểm soát các nội dung sau:
- Kiểm soát hồ sơ ban đầu: Cán bộ thanh toán tiến hành kiểm tra ngay sự đầy đủ của tài liệu theo quy định; tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại tài liệu; sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu. Nếu phát hiện hồ sơ thiếu hoặc chưa đảm bảo tính hợp pháp thì phải thông báo yêu cầu CĐT bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu, bổ sung hoặc điều chỉnh hoặc thay thế tài liệu chưa hợp pháp, chưa hợp lệ.
Trong quá trình kiểm soát nếu phát hiện quyết định của cấp có thẩm quyền chưa phù hợp với quy định hiện hành, cán bộ thanh toán có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất . Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét.
- Kiểm soát hồ sơ thanh toán:
+ Kiểm soát dự toán: kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ, đảm bảo sự trùng khớp các hạng mục, nội dung đầu tư trong dự toán chi phí với các hạng mục đầu tư trong báo cáo khả thi hoặc báo cáo đầu tư đã đ- ược phê duyệt. Chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, không chịu trách nhiệm về đơn giá, định mức, công thức tính toán trong hồ sơ dự toán; công tác này thuộc về trách nhiệm của Sở Xây dựng và CĐT.
+ Kiểm soát trong quá trình thanh toán:
Đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần (tạm ứng vốn) : KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau. Cán bộ chuyên quản chỉ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định ( thuộc đối tượng chỉ định thầu; đầu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); số vốn đề nghị thanh toán trong phạm vi kế hoạch năm được thông báo, hạng mục nội dung công việc thanh toán có trong hợp đồng hoặc dự toán được duyệt. Bộ phận thanh toán không cần đối chiếu công việc, KLHT đó có thuộc dự toán được duyệt hay không mà công việc này sẽ kiểm soát vào lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Cán bộ chuyên quản không có trách nhiệm kiểm tra về tính chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá, chất lượng công trình trên hồ sơ thanh toán mà trách nhiệm này thuộc về CĐT.
- Kiểm soát tình hình thực hiện dự án: Định kỳ và đột xuất kiểm tra các CĐT về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chếđộ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý sử dụng VĐT. Cán bộ thanh toán được phép ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà CĐT sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước đồng thời báo cáo UBND thành phốđể xử lý.
Hiện nay, công tác kiểm tra hiện trường chỉ mới được thực hiện khi cần thiết cho nên có nhiều công trình chưa có được số liệu thực tế để làm cơ sở đối chiếu. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa đối với công tác này, coi đây là một việc làm thường xuyên để giúp cán bộ thanh toán có cơ sởđối chiếu giữa khối lượng thực hiện thực tế so với khối lượng trong Bảng xác định GTKL công việc hoàn thành theo hợp đồng và hồ sơ thanh toán. Việc này nên được làm thường xuyên để tăng trách nhiệm của KBNN trong việc kiểm soát chi VĐT.
- Kiểm soát sau khi thanh toán:
Hết năm kế hoạch, bộ phận thanh toán VĐT phải xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đền hết niên độ NSNN cho từng dự án, nhận xét về việc chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chếđộ chính sách theo quy định.
Bên cạnh đó, ở khâu cuối cùng, Phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm trả chứng từ cho các CĐT, Ban QLDA. Tuy nhiên, việc hoàn trả chứng từ chưa được kịp thời nên nhiều trường hợp đơn vị gửi hồ sơ thanh toán tại KBNN đã quá thời gian qui định nhưng vẫn chưa được KBNN thanh toán vốn do quên, lạc mất chứng từ hoặc đã yêu cầu nhưng đơn vị chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ có liên quan. Vì vậy, cần thiết phải trả lại chứng từ theo đúng thời gian qui định và báo cáo định kỳ công khai kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ một cửa để đơn vị hạch toán chính xác và thống nhất, đồng thời theo dõi được diễn biến của hồ sơ thanh toán để tránh trường hợp không được giải ngân vốn kịp thời theo đúng thời gian qui định.