7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân bên ngoài
- Sự thay đổi thường xuyên và thiếu đồng bộ của cơ chế chính sách quản lý VĐT XDCB. Trong thời gian qua, Chính phủđã nhiều lần sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Mặc dù nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã ra đời đểđiều chình hoạt động này, nhưng vẫn chưa đầy đủ và chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế các sai phạm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động này. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật khá đại khái, chung chung, không cụ thể rõ ràng, có nhiều mâu thuẫn với nhau, làm cho đối tượng thực hiện gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều dự án công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân cho việc chậm trễ phê duyệt quyết toán dự án chủ yếu do các CĐT không kịp thời lập thủ tục quyết toán. Nhiều dự án và công trình sau khi hoàn thành, thì ban quản lý hoặc CĐT đã giải thể, hoặc dự án bàn giao qua quá nhiều đơn vị làm CĐT cũng gây khó khăn cho việc quyết toán, dẫn đến tình trạng nợ khối lượng XDCB nhiều năm qua chưa được giải quyết dứt điểm.
- Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư XDCB chưa nghiêm; không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm.
- Công tác kiểm soát thanh toán VĐT hiện nay được điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản, bên cạnh đó các văn bản lại có nhiều điểm chưa thống nhất, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Nhiều văn bản thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán giữa các văn bản không cao, thiếu tính dự báo, làm cho việc triển khai thực hiện bị động, lúng
túng. Công tác qui hoạch và quản lý đô thị trên địa bàn thời gian qua còn thiếu sự thống nhất, thiếu đồng bộ
b. Nguyên nhân bên trong
- Chất lượng kiểm soát thanh toán VĐT XDCB chưa đồng đều. Trình độ đội ngũ cán bộ trong hệ thống KBNN còn hạn chế, số lượng lại ít. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là trong việc cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một số không nhỏ các cán bộ còn giải quyết công việc theo kinh nghiệm, chưa nắm bắt được cơ chế, chế độ mới, giải quyết công việc còn trậm chễ so với quy định của quy trình kiểm soát thanh toán VĐT XDCB.
- Chương trình tin học kiểm soát thanh toán VĐT XDCB tuy đã phát huy hiệu quả. Nhưng công việc đa phần vẫn được diễn ra thủ công, giải quyết thủ tục thông qua giấy tờ là chính. Dữ liệu số vẫn chưa có được giá trị pháp lý cao. Hơn nữa, một số lượng lớn cán bộ thanh toán đều có tuổi, tiếp cận với công nghệ mới gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các chương trình này mới chỉ hoạt động tốt trong các mạng nội bộ, vẫn chưa thể vươn ra toàn hệ thống KBNN. Ngoài ra các chương trình này vẫn chưa thể kết xuất ra những báo cáo tổng hợp quan trọng nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát VĐT XDCB.
- Áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm. Cuối năm cũng là thời điểm kết thúc niên độ ngân sách cho đầu tư XDCB. Do đặc thù riêng của chi đầu tư XDCB, nên hồ sơ thanh toán thường được các CĐT đưa tới KBNN thanh toán vào thời điểm cuối cùng của niên độ với khối lượng lớn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, một phần do khách quan gây ra, nhưng cũng có một phần do tâm lý chủ quan của CĐT trong công tác này. Hơn nữa, trong những thời điểm này, khối lượng công việc thường nhiều, do đó cán bộ thanh toán dễ bỏ xót sai phạm trong hồ sơ.
kéo dài. Thường phải mất 7 ngày mới hoàn tất thủ tục thanh toán cho CĐT. Nhất là vào các thời điểm cuối năm ngân sách, khóa sổ niên độ kế hoạch năm, lượng khách hàng rất đông, luôn luôn trong tình trạng quá tải gây nhiều khó khăn cho cơ quan Kho bạc trong việc kiểm soát chi VĐT: cấp phát thanh toán dồn dập, cấp phát cho nhiều công trình cùng một lúc trong một thời gian ngắn, công tác kiểm soát đôi khi thiếu chặt chẽ, gây nên những thiếu sót về thủ tục, hồ sơ … Và nếu có phát hiện được sai sót thì công trình thường không thanh toán được, kéo dài về mặt thời gian làm cho CĐT, Kho bạc và đơn vị thi công mất nhiều thời gian để tháo gỡ những vướng mắc. Điều này không chỉ gây khó khăn cho cơ quan thanh toán mà cả CĐT cũng gặp khá nhiều bất lợi từ thực trạng này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Như vậy, Chương 2 đi vào trình bày tình hình thực tế, thực trạng công tác thanh toán VĐT XDCB tại KBNN Thanh Khê. Trên cơ sở trình bày thực trạng thực tế công tác thanh toán VĐT XDCB tại KBNN Thanh Khê, bằng những cơ sở lý luận tại Chương 1, nội dung Chương 2 bên cạnh việc nhìn nhận những kết quả đã đạt được, thì nội dung chính của Chương này là mong muốn nêu bật lên được những điểm còn tồn tại, hạn chế trong tổ chức, thực hiện công tác kiểm soát thanh toán VĐT ở phần cuối của Chương, những vấn đề tồn tại này sẽ là cơ sở để xây dựng những giải pháp khắc phục trong thời gian đến. Bên cạnh đó, nội dung Chương 2 cũng nêu ra vấn đề mà phạm vi, giới hạn của Đề tài chưa giải quyết được.
Như vậy qua nội dung Chương 2, chúng ta có thể thấy được công tác thanh toán VĐT XDCB tại KBNN Thanh Khê, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc tổ chức thực hiện công tác này cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về mặt chế độ chính sách chung, cũng như công tác tổ chức thực hiện.
Để công tác thanh toán VĐT XDCB tại KBNN Thanh Khê trong thời gian đến đạt được những kết quả cao hơn, yêu cầu đặt ra là nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng được những giải pháp hữu hiệu và khả thi để khắc phục những tồn tại hạn chế này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC THANH KHÊ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, YÊU CẦU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG THỜI GIAN