8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, về thực hiện quy trình giao dịch “một cửa”
Có thể thấy rằng, việc KSC theo quy trình “một cửa” đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, việc giao nhận hồ sơ giữa đơn vị SDNS với KBNN đƣợc thực hiện trực tiếp qua cán bộ KSC. Việc thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” đã tách bạch giữa cán bộ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả và cán bộ KSC từ đó tăng cƣờng kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa các cán bộ công chức, hạn chế tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thực thi công vụ để sách nhiễu đơn vị SDNS đến thực hiện giao dịch tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giao dịch một cửa cũng góp phần tăng tính
công khai minh bạch trong quá trình KSC. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong công tác KSC đặc biệt đã ban hành Chính sách chất lƣợng để nhằm đạt đƣợc chất lƣợng cao trong chuyên môn nhƣ (tổ chức tốt công tác kiểm soát chi, tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ luôn cải tiến theo hƣớng đơn giản, công khai, minh bạch; Kiện toàn bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; tạo môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, văn minh và từng bƣớc hiện đại). Những nội dung trong quy trình nghiệp vụ đã đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời để loại bỏ thủ tục không cần thiết; cải tiến theo hƣớng đơn giản, rút ngắn thời gian, phân định rõ trách nhiệm; kiểm soát đƣợc số lƣợng hồ sơ, chứng từ đã nhận và tiến độ xử lý hồ sơ (trƣớc hạn, đúng hạn và quá hạn) của từng cán bộ KSC. Đã tạo ra những thuận lợi để giải quyết công việc và khắc phục tình trạng giao dịch qua nhiều cửa, nhiều khâu trung gian thể hiện tính minh bạch, công khai trong công tác KSC. Chất lƣợng phục vụ đơn vị khách hàng cũng nhƣ ý thức trách nhiệm của cán bộ KSC của KBNN đƣợc nâng lên rõ rệt chủ động và có trách nhiệm hơn trong quá trình tiếp nhận luân chuyển và kiểm soát thanh toán hồ sơ chứng từ, đảm bảo trả kết quả cho đơn vị giao dịch theo đúng thời gian ghi trên giấy hẹn.
Thứ hai, về quy định kiểm soát, thanh toán chi NSNN
Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN trong thời gian qua đã đƣợc thay đổi, cải cách theo hƣớng giảm bớt các hồ sơ chứng từ đơn vị SDNS phải gửi đến KBNN để kiểm soát, đặc biệt là sự phân cấp và giao trách nhiệm cho đơn vị SDNS trong hồ sơ thanh toán giúp cho công tác KSC đƣợc thuận lợi, Cụ thể Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN (để thay thế Thông tƣ số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003). Thực hiện các quy định trong công tác KSC thƣờng xuyên
NSNN, KBNN Đắk Nông đã tăng cƣờng thanh toán trực tiếp bằng phƣơng thức chuyển khoản đến đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là Thông tƣ số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc đã giúp cho KBNN Đắk Nông có thêm cơ sở để kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên bằng tiền mặt chặt chẽ hơn, đảm bảo tất cả những khoản thanh toán mà đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ nếu có tài khoản tại các ngân hàng thƣơng mại đều đƣợc thanh toán chuyển khoản đến ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Cùng với các khoản thanh toán trên, việc KSC lƣơng qua KBNN Đắk Nông đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác qua chuyển khoản đến từng cán bộ, đồng thời nâng cao khả năng ứng dụng các phƣơng tiện thanh toán hiện đại, thay đổi thói quen, tâm lý thanh toán bằng tiền mặt, góp phần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại trong toàn quốc.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện KSC thƣờng xuyên NSNN, KBNN Đắk Nông đã xác định rõ mục tiêu chất lƣợng và nội dung công tác KSC đảm bảo tất cả các khoản chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Đắk Nông đƣợc kiểm soát chặt chẽ, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của từng khoản chi do đơn vị gửi đến, cán bộ KSC thực hiện kiểm soát tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ chuyên môn và pháp luật quy định để làm cơ sở cho việc quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán khoản chi khi phát hiện các khoản chi không đáp ứng đủ điền kiện chi hoặc có sai sót.
Thứ tư, thực hiện chức năng tham mƣu trong lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên
Tham mƣu cho các sở, ngành địa phƣơng, các đơn vị sử dụng ngân sách để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vƣớng mắc phát sinh trong quá trình KSC thƣờng xuyên NSNN, nhƣ: xử lý những trƣờng hợp hồ sơ thủ tục thiếu, vƣớng mắc về chế độ định mức, về đấu thầu, chỉ định thầu, về mua sắm
tài sản. Đồng thời, thông qua công tác KSC thƣờng xuyên NSNN của KBNN Đắk Nông đã góp phần nâng cao chất lƣợng trong quá trình thực hiện thanh toán, quyết toán chi thƣờng xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị SDNS.
Bên cạnh đó, KBNN Đắk Nông đã làm tốt chức năng tham mƣu chỉ đạo, hƣớng dẫn các KBNN huyện trực thuộc trong việc kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN, đồng thời phối hợp với cơ quan Tài chính tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng trong công tác kiểm soát chi NSNN trên địa bàn tỉnh.
Thứ năm, về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chi NSNN
Hiện tại, hệ thống KBNN đã triển khai thành công hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) thay thế cho chƣơng trình KTKB. Đây là cấu phần quan trọng nhất và lớn nhất của cải cách tài chính công Tabmis là hệ thống thông tin quản lý dựa trên công nghệ hiện đại (máy tính, mạng, viễn thông, tự động hoá…), đƣợc sử dụng làm công cụ để tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách nhà nƣớc và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Tabmis dựa trên phần mềm có sẵn đƣợc phát triển theo phƣơng pháp luận lập kế hoạch nguồn lực. Kiến trúc Tabmis dựa trên cơ sở kế hoạch quản lý tài chính và ngân sách đã đƣợc phê chuẩn và tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế. Tabmis là hệ thống quản lý tập trung, tất cả các đơn vị tham gia vào hệ thống có quyền truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu chung tại trung ƣơng thông qua giao diện Web. Để đảm bảo phù hợp giữa các hệ thống, hệ thống KBNN đã nâng cấp các ứng dụng hiện có nhƣ (Thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ với ngân hàng, thanh toán song phƣơng điện tử với các ngân hàng thƣơng mại) để giao diện đƣợc với hệ thống Tabmis đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN từ khâu lập dự toán đến sử dụng dự toán NSNN.
Đặc biệt, là hệ thống Tabmis có khả năng cung cấp chức năng theo dõi, hạch toán các khoản cam kết chi của các đơn vị. Đây là một chức năng chuẩn của hệ thống, giúp kiểm soát, theo dõi và hạch toán cam kết chi NSNN. Việc thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong điều kiện vận hành hệ thống Tabmis là thực sự cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi khách quan từ quá trình cải cách Tài chính công nói chung cũng nhƣ lĩnh vực quản lý Tài chính- Ngân sách nói riêng.
Kiểm soát cam kết chi NSNN là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý KSC NSNN. Theo đó, việc kiểm soát, giám sát các khoản chi tiêu NSNN đã từng bƣớc thực hiện đƣợc mục tiêu kiểm tra trƣớc số dƣ dự toán. Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN đã góp phần đảm bảo các khoản chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu qủa; góp phần ngăn chặn đƣợc tình trạng nợ đọng trong lĩnh vực chi tiêu công.