Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác nhân sự và ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc TRÊN địa bàn TỈNH đắk NÔNG (Trang 90 - 93)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác nhân sự và ứng dụng công nghệ

công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực kiểm soát chi NSNN của KBNN Đắk Nông

3.3.1.1. Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN

Công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống KBNN. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức kho bạc phải có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng. Để đảm bảo KSC thƣờng xuyên đạt hiệu quả, trƣớc hết phải bố trí nhân sự cho công tác này hợp lý. Về lâu dài, cần phải tăng thêm nhân sự cho công tác kiểm soát chi, ít nhất phải bố trí đủ nhân sự theo chỉ tiêu biên chế của vị trí việc làm đƣợc giao của phòng kế toán nhà nƣớc tại KBNN tỉnh và bộ phận kế toán nhà nƣớc tại KBNN huyện. Để làm tốt đƣợc điều này cần phải chú trọng những vấn đề sau:

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KBNN làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác KSC NSNN. Đội ngũ này phải là những ngƣời có năng lực chuyên môn cao, am hiểu sâu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Cán bộ KBNN phải có tƣ cách

phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc, yêu ngành, yêu nghề, có đức tính liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, phong cách giao tiếp văn minh lịch sự. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu trên, KBNN cần phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... Từ đó, có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ năng lực, trình độ ra khỏi bộ máy.

- Ngoài việc tập trung vào công tác đào tạo chuyên môn, cần có chiến lƣợc và kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ, kỹ thuật cụ thể. Ngoài ra cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN những hiểu biết về các chuyên ngành khác nhƣ Luật, ngoại ngữ, tin học, xây dựng, kiến trúc v.v.. Cần bồi dƣỡng và nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp, văn minh văn hóa nghề cho cán bộ KBNN.

- Có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh, rõ ràng. Khen thƣởng, động viên kịp thời đối với những công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, có nhiều sáng kiến trong công tác. Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn trong công tác KSC ngân sách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng.

- Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ kế toán (bao gồm KSC thƣờng xuyên và hạch toán kế toán) định kỳ mỗi năm một lần tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ chuyên môn.

- Chú trọng công tác luân chuyển cán bộ làm công tác KSC phù hợp, tránh tình trạng 1 cán bộ kiểm soát quá lâu một ngành, lĩnh vực hoặc một đơn vị sử dụng ngân sách, dễ dẫn tới làm việc theo lối mòn, đồng thời có thể dẫn tới những tiêu cực khác phát sinh.

3.3.1.2. Hiện đại hoá hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN Đắk Nông dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN vừa là yếu tố hỗ trợ, vừa là yếu tố thúc đẩy và tác động mạnh mẽ đến việc hoàn thiện các quy trình tác nghiệp trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Trong giai đoạn đầu phát triển, các chƣơng trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN nói chung và trong KSC thƣờng xuyên NSNN nói riêng ban đầu chỉ tập trung vào công tác hạch toán kế toán hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đến nay các chƣơng trình ứng dụng đã và đang đƣợc ứng dụng cho hầu hết các nghiệp vụ quản lý của KBNN nhƣ hệ thống Tabmis, chƣơng trình thanh toán điện tử liên kho bạc, chƣơng trình thanh toán bù trừ điện tử với ngân hàng nhà nƣớc, chƣơng trình thanh toán song phƣơng điện tử với hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh những tiện ích của hệ thống Tabmis thì hệ thống Tabmis vẫn còn những hạn chế nhất định đã ảnh hƣởng đến công tác KSC thƣờng xuyên NSNN, cụ thể nhƣ: Tốc độ truy cập, tốc độ xử lý dữ liệu khi nhập vào hệ thống chậm, thời gian kết xuất báo cáo chậm các báo cáo phục vụ cho công tác KSC đều phải thực hiện qua đêm.

Chính vì thế hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hƣớng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; bảo đảm dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Tham gia hệ thống thanh toán song phƣơng điện tử với các ngân hàng thƣơng mại, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử với các ngân hàng, ứng dụng có hiệu quả công nghệ, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác kiểm soát chi đồng thời nâng cao chất lƣợng, thời gian xử lý các giao dịch thanh toán các khoản chi NSNN nhanh và chính xác nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc TRÊN địa bàn TỈNH đắk NÔNG (Trang 90 - 93)